Vùng KTTĐ Bắc Bộ, theo quyết định của Thủ t−ớng Chính phủ số 747/TTg ngày11/9/1997 bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và 3 tỉnh Quảng Ninh, H−ng Yên, Hải D−ơng, có diện tích tự nhiên 10.912 km2, dân số năm 2002 là 8,5 triệu ng−ời, chiếm 3,31% về diện tích và 10,7% về dân số so với cả n−ớc.
Tại Hội nghị vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ t−ớng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ, và sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ t−ớng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định
"Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng KTTĐ Bắc Bộ". Nh− vậy, vựng KTTĐ Bắc Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố với tổng diện tích sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu ng−ời, bằng 16,35% cả n−ớc.
Đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh nổi trội của vùng:
1. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả n−ớc; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển dịch vụ, du lịch…
2. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: có Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả n−ớc, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; có các cửa ra biển lớn, đầu mối giao th−ơng bằng cả đ−ờng biển, đ−ờng sắt và đ−ờng hàng không của cả vùng, cả n−ớc với quốc tế.
3. Đã và đang hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so các vùng khác, tạo cục diện mới cho tổ chức không gian lãnh thổ, cho tăng tr−ởng và giao l−u giữa các vùng trong n−ớc và quốc tế. Nhờ đô thị phát triển mạnh nên đã tạo ra sự phát triển chung cho cả vùng, tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu t− n−ớc ngoài đến vùng và các vùng xung quanh. 4. Là cái nôi của ngành công nghiệp và đội ngũ công nhân của cả n−ớc.
Trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ đã hình thành công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả n−ớc, tập trung đội ngũ công nhân công nghiệp t−ơng đối đông, có trình độ và kỹ năng cao hơn hẳn nhiều vùng khác.
5. Có một số khoáng sản quan trọng nh− than đá, trữ l−ợng chiếm 98%, than nâu, đá vôi làm xi măng trữ l−ợng hơn 20%, cao lanh làm sứ trữ l−ợng khoảng 40% so với cả n−ớc… Có tiềm năng lớn về du lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong n−ớc và quốc tế (Vịnh Hạ Long) và nhiều bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống...tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong và ngoài n−ớc.
6. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có −u thế nội trội hơn so với các vùng khác về lợi dụng điều kiện khí hậu đặc thù có mùa đông lạnh ở Bắc Bộ để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi. Nằm trên dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi trung du Bắc Bộ với ĐBSH thuận thiện cho phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh h−ởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp.
Những kết quả đạt đ−ợc của vùng giai đoạn 1996-2002:
1. Các tỉnh trong vùng đã duy trì đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng t−ơng đối cao so với mức bình quân cả n−ớc.
Thời kỳ 1996 - 2002 tốc độ tăng tr−ởng bình quân của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt khoảng 8,8% (gấp 1,26 lần so với mức tăng trung bình của cả n−ớc là 7%); trong đó giá trị gia tăng của công nghiệp đạt khoảng 11,4% (GTSX tăng 15%/năm); nông nghiệp khoảng 3%/năm (GTSX: 4,5%/năm) và ngành dịch vụ khoảng 9%/năm. Năm 2002, GDP bình quân đầu ng−ời của vùng KTTĐ Bắc Bộ gấp khoảng 1,18 lần mức bình quân của cả n−ớc (7,96/6,7 triệu đồng). Đời sống nhân dân trong vùng đ−ợc cải thiện (năm 2002 so với năm 1995: GDP/ng−ời gấp 2,4 lần, KWh/ng−ời gấp 3,6 lần; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đ−ợc 3,3%,…).
2. Cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch tích cực theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá góp phần lôi kéo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng khác.
Trong thời kỳ 1995-2002 tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 15,42% xuống 10,96%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,46% lên 41,67%; và dịch vụ giảm từ 54,12% xuống 47,37%.
3. Mức đóng góp vào thành quả chung của cả n−ớc của vùng KTTĐ Bắc Bộ tiếp tục tăng
Năm 2002, so với cả n−ớc, vùng KTTĐ Bắc Bộ chiếm khoảng 19,4% về GDP, 21,66% về thu ngân sách, 19,58% về kim ngạch xuất khẩu. So với năm 1995, tỷ trọng nhiều chỉ tiêu tổng hợp của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong cả n−ớc tăng hơn khoảng 1 - 1,5%.
4. Kết cấu hạ tầng đ−ợc cải thiện đáng kể
Đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn (thời kỳ 1995 - 2002 đạt khoảng 43,5% tổng vốn đầu t− xã hội), đã tập trung vào một số công trình then chốt, tạo ra những điều kiện thuận lợi cơ bản cho khai thác tiềm năng của vùng.
5. Một số mặt văn hoá - xã hội có b−ớc phát triển khá.
Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể (từ 9,6% năm 1995 xuống còn 6,3% năm 2002); mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 12 vạn ng−ời. H−ởng thụ văn hoá của nhân dân đ−ợc nâng cao một b−ớc, 100% số hộ thành thị có thiết bị nghe nhìn, khoảng 90% các hộ nông dân đ−ợc h−ởng thụ các dịch vụ phát thanh và truyền hình. An ninh, chính trị và trật tự xã hội có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các ch−ơng trình phát triển xã hội, ch−ơng trình 3 giảm (ma tuý, mại dâm, tội phạm); ch−ơng trình giải quyết việc làm...
Bên cạnh các thành tích trên, vùng còn đang tồn tại một số yếu kém trên một số mặt chủ yếu sau đây:
(1) Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nh−ng còn chậm so với yêu cầu phát triển, ch−a tạo ra tiền đề cho tăng tốc và cạnh tranh quốc tế;
(2) Trong thời gian qua mới chú trọng thực hiện công nghiệp hoá, nội dung hiện đại hoá của vùng KTTĐ Bắc Bộ có phần còn chậm;
(3) Quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều yếu kém, môi tr−ờng bị ô nhiễm;
(4) Chất l−ợng lao động ch−a cao, cơ cấu lao động dịch chuyển chậm;
(5) Nhiều vấn đề văn hoá - xã hội đang đặt ra cấp bách phải giải quyết.
Quan điểm phát triển KT-XH đến 2010 và 2020
- Phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ cần đảm bảo vị trí, vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc Bộ và cả n−ớc; lôi kéo, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng có nhiều khó khăn, cùng phát triển.
- Vùng KTTĐ Bắc Bộ đi đầu trong công cuộc phát triển đất n−ớc, nhất là đi đầu về CNH, HĐH, về hợp tác quốc tế và thu hút đầu t− n−ớc ngoài. - Vùng KTTĐ Bắc Bộ phải phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững. - Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ phải có tầm nhìn xa, toàn diện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xã hội, tăng c−ờng củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi tr−ờng.
Mục tiêu phát triển chủ yếu:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng tr−ởng GDP bình quân hàng năm của vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2006-2010 bằng khoảng 1,3 lần và thời kỳ 2011-2020 khoảng 1,25 lần mức tăng tr−ởng bình quân chung của cả n−ớc. Tăng tỷ trọng đóng góp của Vùng KTTĐ Bắc Bộ trong GDP của cả n−ớc từ 21% năm 2005 lên khoảng 23-24% vào năm 2010 và khoảng 28-29% vào năm 2020.
2. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu ng−ời/năm từ 447 đô la Mỹ năm 2005 lên 1200 đô la Mỹ năm 2010 và 9200 đô la Mỹ năm 2020.
3. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả n−ớc từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020.
4. Đẩy tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm, đi đầu trong tiến trình HĐH, có tỷ lệ công nghệ tiến tiến đạt khoảng 45%. Đ−a tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55% vào năm 2010.
5. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% năm 2010 và d−ới 0,5% năm 2020 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến 2010 xuống khoảng 6,5% và tiếp tục kiểm soát ở mức an toàn cho phép là 4%. Đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ 100% dân số thành thị đ−ợc dùng n−ớc máy; khoảng 90-95% dân số nông thôn sử dụng n−ớc sạch; 100% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; nhân dân đi lại dễ dàng và đ−ợc chăm sóc sức khỏe tốt, đ−ợc đi học và có học vấn cao hơn.
6. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và xuống d−ới 0,8% vào năm 2020. Kiểm soát tăng dân số trung bình (bao gồm cả tác động di dân cơ học) ở mức không v−ợt quá 1,5%. Bảo đảm kỷ c−ơng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; bảo đảm bền vững môi tr−ờng cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.
IV. Về phát triển KT - XH của MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN THỦĐễ HÀ NỘI (Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, H−ng Yên)