Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

III. Về phát triển văn hoá xã hội:

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ chế chính sách

thu hút và sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, ngời lao

động có trình độ cao.

Mặc dù đã có những b−ớc tiến quan trọng, nh−ng chất l−ợng về giáo dục ở n−ớc ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng vẫn còn ch−a cao. Những hoạt động cải cách hệ thống giáo dục vừa qua tuy tốn nhiều tiền của và công sức, nh−ng hiệu quả ch−a rõ nét.

Với t− cách là trung tâm đào tạo, thu hút mạnh mẽ nhất nguồn nhân lực chất l−ợng cao của cả n−ớc, đối với Hà Nội, nâng cao chất luợng đào tạo

đ−ợc đặt ra nh− là vấn đề quan trọng nhất cho chiến l−ợc phát triển trung và dài hạn.

Kết quả điều tra, khảo sát năm 2002 của Viện Nghiên cứu phát triển

kinh tế - xã hội Hà Nội cho thấy, hiệu quả đầu t− cho giáo dục hiện nay

không đ−ợc đánh giá khả quan. Không ý kiến nào đánh giá hiệu quả đầu t−

cho giáo dục là cao; 42,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình; trong khi 57,5% đánh giá ở mức thấp.

Nguyên nhân chất l−ợng giáo dục đào tạo hiện nay ch−a cao xuất phát từ nhiều yếu tố, nh−ng có lẽ một phần là từ tính chất cạnh tranh ch−a cao (là một trong những yếu tố động lực cải thiện chất l−ợng) giữa các cơ sở đào tạo. Có đến 2/3 số ý kiến cho rằng hiện đã có yếu tố cạnh tranh nói trên nh−ng yếu tố này không đáng kể. Ngoài ra, những yếu tố khác cản trở chất l−ợng của hệ thống giáo dục đào tạo là sự đầu t− ch−a thoả đáng từ ngân sách, là do thiếu sự liên kết giữa đào tạo và thực hành (thiếu sự gắn kết giữa nhà tr−ờng và doanh nghiệp), là do sự lạc hậu của ch−ơng trình đào tạo...

Nh− vậy, toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay cần phải tiếp tục đ−ợc cải cách mạnh mẽ hơn nữa tr−ớc những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế, đặc biệt tr−ớc yêu cầu phát triển kinh tế tri thức đang tới gần.

Mục tiêu đặt ra cho hệ thống giáo dục đào tạo là tạo ra nguồn nhân lực đ−ợc giáo dục và đào tạo để trở nên sáng tạo và có khả năng học hỏi học hỏi không ngừng trong suốt cả cuộc đời.

Để xử lý các vấn đề trên, Hà Nội cần đi tr−ớc thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Hiện đại hóa hệ thống giáo trình ở mọi cấp độ để đào tạo những kỹ năng cơ bản đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Bên cạnh những

Đánh giá về chất l−ợng giáo dục đào tạo

15%

45%40% 40%

T−ơng đối phù hợp Phải đào tạo thêm Ch−a phù hợp

Đánh giá yếu tố cạnh tranh trong giáo dục đào tạo

27,5% 5%

67,5%

kỹ năng cơ bản, cần phải có những kỹ năng về máy tính và Internet và khả năng suy nghĩ sáng tạo để có thể thích nghi với những yêu cầu của công việc luôn luôn thay đổi.

- Định h−ớng cho Sở Giáo dục - Đào tạo chuyển dần từ việc cung cấp giáo dục sang việc đảm bảo chất l−ợng của hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ cung cấp tri thức cần đ−ợc chuyển giao triệt để cho các nhà tr−ờng chịu trách nhiệm (xã hội và pháp lý). Theo logic này, nên mở rộng thêm hệ thống nhà tr−ờng t− ở mọi cấp, còn Sở nên tập trung vào chức năng thanh tra, giám sát.

- Các cơ quan Thành phố nên tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm sự công bằng trong việc tiếp cận và h−ởng thụ nền giáo dục cơ sở; đồng thời chăm lo phát triển những ch−ơng trình để đảm bảo cho những học sinh, sinh viên nghèo nh−ng có tài năng đ−ợc thụ h−ởng nền giáo dục đó, đặc biệt là giáo dục đại học.

- Đổi mới hệ thống đào tạo và dạy nghề để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của các doanh nghiệp địa ph−ơng, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao và phù hợp với các đòi hỏi hiện đại đang và sẽ là rất nghiêm trọng. Hà Nội cần có ch−ơng trình đặc biệt để nâng cấp chất l−ợng và mở rộng hệ thống tr−ờng đào tạo nghề nh− một h−ớng đầu t− −u tiên của giai đoạn tới.

- Thành phố cần có cách tiếp cận đến vấn đề sử dụng nhân tài theo một cách đặc thù. Trên địa bàn Hà Nội đang và sẽ tiếp tục tập trung một số l−ợng lớn những ng−ời có trình độ học vấn cao, có năng lực sáng tạo. Cần hoàn thiện cơ chế chính sách và có chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn chất xám này phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Đãi ngộ vật chất là cần. Song đãi ngộ bằng cách tạo điều kiện để phát huy tài năng quan trọng hơn. Về nguyên tắc, phải kết hợp cả hai vế: tạo điều kiện tốt nhất để sản xuất tri thức và đãi ngộ xứng đáng. Nếu chỉ có một vế thôi, nhất là chỉ có vế sau (phân phối - h−ởng thụ), thì khó mà phát huy đ−ợc tài năng, thậm chí còn gây ra méo mó về cơ chế (trả tiền cao cho ng−ời có bằng cấp cao thay vì trả tiền cao cho ng−ời có cống hiến tốt)7./.

7

Vũ Trọng Lâm (chủ biên), kinh tế tri thức ở Việt Nam - Quan điểm và giải pháp phát triển, NXB Khoa học và kỹ thuật, HN, 2004

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)