Về phát triển của các tỉnh trong vùng đBSH

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 56 - 59)

Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và 10 tỉnh (Hà Tây, Hải D−ơng, H−ng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh), có diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha, dân số năm 2002 khoảng 18,5 triệu ng−ời; chiếm 6,3% diện tích và 23,2% dân số của cả n−ớc; mật độ dân số 1.124 ng−ời/km2.

1. Các tỉnh trong vùng ĐBSH đã có b−ớc phát triển đáng kể, giữ đ−ợc mức tăng tr−ởng kinh tế cao, có ý nghĩa tạo động lực cho sự phát triển của cả n−ớc.

Sau 7 năm (1996-2002), tổng GDP của vùng gấp 2,3 lần; GDP/ đầu ng−ời gấp 2,1 lần; xuất khẩu bình quân đầu ng−ời gấp 2,8 lần. Tốc độ tăng tr−ởng GDP của vùng gấp khoảng 1,2 - 1,3 lần so với mức tăng chung của cả n−ớc; năm 2002 vùng đóng góp khoảng 22,5% GDP, 20,5% giá trị xuất khẩu, 21% thu ngân sách, 21% GTSX công nghiệp của cả n−ớc.

2. Cơ cấu kinh tế của vùng đã có b−ớc chuyển dịch quan trọng, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Từ năm 1995 đến năm 2002, tỷ trọng nông, lâm, ng− nghiệp trong GDP đã giảm từ 30,7 % xuống 20,1%, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 26,6 % lên 36,0%, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng không đáng kể, song khối l−ợng và chất l−ợng dịch vụ tăng nhanh, đặc biệt về dịch vụ tài chính, ngân hàng, b−u chính viễn thông và du lịch.

3. Mạng l−ới kết cấu hạ tầng của vùng đã đ−ợc tăng c−ờng đáng kể, về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu phát triển, hợp tác ở mức cao hơn tr−ớc. 4. Các đô thị lớn, đặc biệt là các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh) phát triển nhanh, là địa bàn thu hút nhiều KCN, tạo ra cục diện mới cho tăng tr−ởng và giao th−ơng quốc tế.

Trong 6 năm (1997 - 2002), dân số đô thị của vùng tăng hơn 1 triệu ng−ời. Là vùng có mật độ đô thị dày nhất, ngoài 2 thành phố trực thuộc Trung −ơng (Hà Nội, Hải Phòng) còn có 3 thành phố thuộc tỉnh, 11 thị xã, 105 thị trấn và hàng trăm thị tứ. Trên địa bàn vùng đã hình thành 14 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), trong đó có 9 khu đã đi vào hoạt động, thu hút 109 doanh nghiệp và tạo việc làm cho khoảng 1,2 vạn lao động, tạo ra khoảng 2,7 nghìn tỷ GDP.

5. Tại vùng ĐBSH, b−ớc đầu trong một số lĩnh vực đã hình thành đ−ợc đội ngũ doanh nhân và lao động kỹ thuật có năng lực tiếp cận trình độ quốc tế.

Vùng có khoảng 25,8 vạn doanh nghiệp công nghiệp (−ớc khoảng gần 80 vạn các nhà doanh nghiệp), chiếm 39,4% số doanh nghiệp công nghiệp cả n−ớc và hơn 4 nghìn doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ th−ơng mại, du lịch (−ớc khoảng gần 12 nghìn các nhà doanh nghiệp), chiếm 21% số doanh nghiệp th−ơng mại du lịch cả n−ớc.

6. Về lĩnh vực văn hoá - xã hội: Mạng l−ới y tế phát triển mạnh so với các vùng khác, số dân trung bình trên một trạm y tế của vùng ĐBSH là 2.826 ng−ời (cả n−ớc là 10.307 ng−ời), hơn 99% số trẻ em d−ới 1 tuổi đ−ợc tiêm chủng phòng 6 bệnh dịch nguy hiểm; H−ởng thụ văn hoá đ−ợc nâng cao một b−ớc, 100% số hộ thành thị có thiết bị nghe nhìn, khoảng 95% các hộ nông dân đ−ợc dùng điện phục vụ cho sinh hoạt văn hoá (phát thanh và truyền hình); Các hoạt động văn hoá chuyên nghiệp tăng nhanh, đến nay vùng ĐBSH chiếm khoảng 26% số đơn vị nghệ thuật, 33% số rạp hát, 20% rạp chiếu bóng của cả n−ớc; Các chính sách chăm sóc ng−ời có công, đền ơn đáp nghĩa gia đình th−ơng binh liệt sĩ, công tác bảo trợ xã hội đ−ợc thực hiện tốt. Giao l−u văn hoá với các n−ớc đ−ợc mở rộng...; an ninh chính trị, trật t− an toàn xã hội đ−ợc giữ vững.

Dự báo các mục tiêu phát triển của vùng ĐBSH đến 2010:.

Mức tăng tổng sản phẩm (GDP) của vùng khoảng 10-11%/năm thời kỳ 2003-2010; trong đó công nghiệp tăng khoảng 13-14%; dịch vụ 11%, nông nghiệp khoảng 4-4,5%. Cụ thể:

1. Đóng góp khoảng 18 - 20% vào tăng tr−ởng kinh tế chung của cả n−ớc; đ−a tỷ trọng GDP của vùng so với cả n−ớc đạt khoảng 23-24% vào năm 2010. GDP bình quân đầu ng−ời vào năm 2005 tăng 1,6 lần so với năm 2000, vào năm 2010 tăng 2,7 lần so với năm 2000

2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, song nông sản hàng hoá phát triển mạnh. Năm 2010, tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 42%, dịch vụ 48% và nông nghiệp 10% trong GDP).

3. Đến năm 2010 xuất khẩu đạt 4,7-4,8 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân khoảng 9-10%/năm, chiếm 20-25% tổng giá trị xuất khẩu cả n−ớc.

4. Hình thành các ngành công nghiệp có hàm l−ợng kỹ thuật, công nghệ cao (công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; công nghiệp cơ khí chế tạo,...). Hoàn thiện các KCN ở ngoại vi các thành phố lớn, dọc đ−ờng 5, đ−ờng 18 và đ−ờng 21.

5. Hình thành một b−ớc cơ bản công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của vùng; phát triển mạnh hàng hoá xuất khẩu nông sản, thực phẩm, ngành nghề nông thôn, kinh tế biển và vùng ven biển; giải quyết việc làm và cuộc sống ổn định cho khoảng 55-60% số dân vùng ven biển và đóng góp cao vào thu nhập của vùng.

6. Nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Nâng cao tuổi thọ và chiều cao trung bình, tăng khẩu phần và chất l−ợng dinh d−ỡng của ng−ời

dân. 100% dân đô thị đ−ợc dùng n−ớc máy, 85% dân số nông thôn đ−ợc dùng n−ớc sạch; 75% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; dân đi lại dễ dàng và đ−ợc chăm sóc sức khỏe tốt.

7. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn d−ới 5% vào năm 2005 và 2% vào năm 2010; giảm tỷ lệ trẻ em suy sinh d−ỡng d−ới 5 tuổi còn d−ới 10%.

8. Phấn đấu giữ số dân ở mức 20 triệu ng−ời; lao động qua đào tạo chiếm 45%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị còn d−ới 6%; tăng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên khoảng 80%.

9. Đảm bảo bền vững môi tr−ờng cả ở đô thị và ở nông thôn; phủ xanh diện tích hoang hoá ch−a sử dụng, đ−a độ che phủ của rừng và cây lâu năm trong vùng lên khoảng 28%.

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)