Nhiều mặt hàng công nghiệp trong n−ớc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 34 - 38)

III. Tác động của việc Việt Nam tham gia các tổ chức, hiệp định quốc tế tới thủ đô hà nội.

3.4.Nhiều mặt hàng công nghiệp trong n−ớc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn

cơ cạnh tranh lớn hơn

Do tác động của hội nhập hầu các mặt hàng trong n−ớc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn do một số nguyên nhân sau:

(i) Trong khi khả năng cạnh tranh của một số hàng công nghiệp sản xuất trong n−ớc còn yếu (về giá cả, chất l−ợng, hình thức mẫu mã) do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý còn kém, năng suất lao động thấp thì việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5%, có nghĩa là giá hàng công nghiệp nhập khẩu sẽ giảm và hàng công nghiệp trong n−ớc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn;

(ii) Cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, và công nghiệp nhẹ t−ơng đối giống các n−ớc ASEAN, nhiều mặt hàng mà công nghiệp Việt Nam sản xuất đ−ợc thì các n−ớc ASEAN cũng sản xuất đ−ợc (ôtô, xe máy, xe đạp, thiết bị điện tử, một số chủng loại thép, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt may, giầy dép, kính xây dựng, xi măng, sành sứ...) nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt không những trên thị tr−ờng Việt Nam, ASEAN mà cả thị tr−ờng ngoài ASEAN;

(iii) Khả năng tiếp cận thị tr−ờng và tạo lập nguồn vốn đầu t− của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến l−ợc sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định, cũng nh− ch−a đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị tr−ờng;

(iv) Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là các cơ quan quản lý còn ch−a quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nhiều nghiên cứu đã chia các sản phẩm công nghiệp cả n−ớc thành 3 nhóm:

(1) Nhóm các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong t−ơng lai: Là những sản phẩm có năng lực sản xuất lớn, chất l−ợng sản phẩm cao, giá bán thấp hơn giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu, có thị phần trong n−ớc và quốc tế, thuận lợi khi thực hiện các cam kết quốc tế…;

(2) Nhóm các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với các điều kiện nhất định: Là những sản phẩm cần thực hiện các giải pháp kèm theo, đặc biệt là những giải pháp giảm chi phí mới có khả năng cạnh tranh trong t−ơng lai;

(3) Nhóm các sản phẩm cơ bản không có khả năng cạnh tranh: Là những sản phẩm sản xuất kém hiệu quả do nhu cầu thị tr−ờng trong n−ớc nhỏ; quy mô sản xuất không hiệu quả; suất đầu t− lớn; sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong khi năng lực sản xuất của khu vực và thế giới đã d− thừa dẫn đến sản xuất trong n−ớc khó cạnh tranh. Sau đây là các sản phẩm trong từng nhóm:

Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, gồm các sản phẩm sau: Hàng mặc mùa đông (áo jacket, comple), quần áo thể thao, quần âu, sơ mi các loại, đồ lót; Sợi bông 100% cotton chải kỹ; Vải dệt từ tơ tằm; Các loại giầy thể thao, giầy nữ, giầy vải; Các loại dép; Da lót giầy; Sản phẩm kết cấu thép; Thiết bị phi tiêu chuẩn; Thiết bị siêu tr−ờng - siêu trọng; Thiết bị truyền tải (băng tải, gầu tải, vít tải); Thiết bị kỹ thuật điện nh− máy điện quay, máy điện tĩnh, dụng cụ đo điện, khí cụ điện, dây và cáp điện; Sản phẩm phục vụ nông nghiệp nh− máy động lực cỡ nhỏ d−ới 30 mã lực, máy bơm n−ớc, máy chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa (xay xát, đánh bóng, chọn hạt, sấy,…); Tầu thủy d−ới 30.000 tấn; Đóng mới toa xe lửa; Sản phẩm cơ khí xây dựng (khóa cửa, các loại ống dẫn, phụ tùng, linh kiện trần treo); Phân lân nung chảy; Phân hỗn hợp NPK; Săm-lốp xe đạp và xe máy; Ăc-quy các loại ; Bột giặt các loại; Sản phẩm máy tính; Phần mềm; Gạch ốp lát các loại; Sứ vệ sinh; Kính xây dựng; Thép hợp kim thấp độ bền cao; Thép xây dựng

Nhóm các sản phẩm cạnh tranh có điều kiện gồm: Sợi bông 100% cotton chải thô, sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác nh− PE, PA, PV,...); Sợi vật liệu mới; Ngành sản xuất lắp ráp xe máy; Ngành chế tạo thiết bị toàn bộ cho một số ngành công nghiệp nh− xi măng, đ−ờng mía; Ngành tạo phôi lớn cho chế tạo máy (đúc, rèn); Phân lân supe; Phân đạm Urê; Săm-lốp ụ tô các loại; Các sản phẩm cao su kỹ thuật; Sản phẩm nguyên liệu, linh kiện điện tử và CNTT; Xi măng lò quay; Phôi thép; Thép xây dựng; Thép cuộn; Thép thanh; Thép hình cỡ nhỏ...

Nhóm các sản phẩm công nghiệp không có khả năng cạnh tranh là:

Vải dệt thoi (vải sợi bông 100%, vải sợi pha các loại); Vải dệt kim (vải sợi bông 100%, vải sợi pha các loại), vải không dệt; Bông sơ; Da thuộc; Ôtô cao cấp; Máy công cụ, máy chính xác; Máy móc thiết bị y tế; Máy dệt; Thiết bị khai thác, chế biến dầu khí, hóa chất, khoáng sản; Thiết bị chế biến nông - lâm - hải sản quy mô lớn; Sản phẩm khuôn, dụng cụ và hàng quy chế cơ khí; Phân DAP, đạm từ than cám, SA, kali; Các chất rửa; Sản phẩm điện tử dân dụng (Tivi, radio-casette, đầu đọc đĩa CD, VCD…); Xi măng địa ph−ơng...

Xu thế phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng lớn là xu thế chung của công nghiệp cả n−ớc và Hà Nội với t− cách là trung tâm công nghiệp cả n−ớc, là địa ph−ơng tập trung hầu hết cỏc ngành, sản phẩm công nghiệp của cả n−ớc cũng phải trực diện đối mặt với các thách thức trên. Xu thế này đòi hỏi Hà Nội trong các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp của mình cần phải có các giải pháp và chính sách thích ứng để phát huy các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế.

PHẦN III: Một số giải pháp PHÁT HUY CÁC TÁC ĐỘNG

TÍCH CỰC, KHẮC CHẾ các tác động tiêu cực đối với thủ đô Hà Nội

Hiện nay, một trở ngại lớn là: nhận thức trong Đảng và trong xã hội núi chung về một số vấn đề quan trọng trong đ−ờng lối đổi mới ch−a thống nhất cao, nên ch−a đủ mạnh mẽ, kiên quyết, nhất quán. Để khắc phục tình trạng này, trong nhiều tr−ờng hợp cần thể hiện quan điểm đặt lợi ích chung lên trên hết, chứ không chờ đợi, tìm tiếng nói đồng thuận, cái th−ờng khó khăn do các quan hệ lợi ích cục bộ vốn khác biệt và phân tán. Theo nguyên tắc này, cung cách đề ra chính sách trong nhiều tr−ờng hợp cần đ−ợc thay đổi. Ví dụ trong việc đẩy mạnh quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế (CCHC; thực hiện cam kết, lộ trỡnh trong cỏc hiệp định thương mại quốc tế), công việc bắt đầu từ mục tiêu chung, nhất quán để sau đó h−ớng dẫn các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện chứ không phải ng−ợc lại.

Chúng ta cũng cần có t− duy và quan điểm phát triển thực tiễn hơn và rõ ràng hơn, nhất là trên hàng loạt các vấn đề nh− "chủ quyền quốc gia", "kinh tế độc lập tự chủ"... trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, với các đặc tr−ng cơ bản nh− toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng c−ờng tính phụ thuộc lẫn nhau, "nội lực" và "ngoại lực" đã đ−ợc đan quyện vào nhau đến mức khó phân biệt trong nhiều tr−ờng hợp,... thì bản chất và nội dung của các vấn đề trên đã có nhiều thay đổi. Khái niệm "chủ quyền quốc gia" tuyệt đối theo nghĩa truyền thống đã bất cập với thực tế. Quan niệm "nền kinh tế độc lập tự chủ" cũng đã có các nội dung mới, tr−ớc hết đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết, nền kinh tế phát triển bền vững, có năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cân đối về cơ bản, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu đối tác đa dạng và phong phú, ổn định và cân đối kinh tế vĩ mô... Ngày nay, chính hội nhập kinh tế quốc tế, chứ không phải là đóng cửa, là nhân tố bảo đảm cho một n−ớc có khả năng "độc lập tự chủ" cao hơn.

Bối cảnh quốc tế và sự phát triển của cả n−ớc cũng như của các địa ph−ơng lân cận Hà Nội trong những năm tới sẽ tác động đến sự phát triển của Thủ đô theo cả chiều tích cực (là cơ bản) và tiêu cực. Nhìn chung, phát triển kinh tế của Hà Nội nằm trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của cả n−ớc. Đổi mới và phát triển kinh tế ở Hà Nội cũng phụ thuộc vào các chính sách và tiến độ cải cách và sự phát triển kinh tế của cả n−ớc.

Để phỏt huy những tỏc động tớch cực và khắc chế những tỏc động tiờu cực, bờn cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt các quan điểm, giải pháp đó nờu

trong Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chớnh trị về phương hướng, nhiệm vụ phỏt triển Thủ đụ Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, Thành phố Hà Nội cần thực hiện một số giải phỏp sau:

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 34 - 38)