Việc tiếp tục duy trì và phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 29 - 31)

(miền Bắc, miền Trung, miền Nam) có tác động định h−ớng quan trọng cho phát triển Hà Nội

Đặc điểm nổi bật của ba vùng KTTĐ là:

(1) Ba vùng KTTĐ có tiềm năng phát triển to lớn. Là đầu mối giao th−ơng bằng cả đ−ờng biển, đ−ờng sắt và đ−ờng hàng không của cả n−ớc; có một số khoáng sản quan trọng nh− trữ l−ợng than đá chiếm 98% cả n−ớc, trữ l−ợng đá vôi 55%, sét chịu lửa 90%, sét xí măng 60%, vùng biển gần bờ của cả 3 vùng KTTĐ có dầu khí, chiếm 80% trữ l−ợng về dầu và 70% trữ l−ợng khí đốt;

(2) Tại ba vùng KTTĐ đã hình thành hệ thống đô thị phát triển, tạo cục diện mới cho tăng tr−ởng và giao th−ơng quốc tế;

(3) Tại ba vùng trọng điểm đã hình thành công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả n−ớc, tập trung hầu hết đội ngũ công nhân công nghiệp có trình độ và kỹ năng cao;

(4) Ba vùng KTTĐ là nơi tập trung hầu nh− toàn bộ tiềm lực khoa học và công nghệ của đất n−ớc với 443 cơ sở nghiên cứu khoa học, chiếm 96% số cơ sở khoa học cả n−ớc; khoảng 256 cơ sở đào tạo, trong đó có 103 tr−ờng đại học chiếm 58% số tr−ờng đại học của cả n−ớc; 78 tr−ờng dạy nghề chiếm 43% tổng số tr−ờng dạy nghề cả n−ớc…

Với những lợi thế nổi trội nh− trên, trong những năm qua ba vùng KTTĐ đã đạt đ−ợc một số thành tựu quan trọng sau:

(1) Ba vùng KTTĐ có tốc độ tăng tr−ởng kinh tế (GDP) cao nhất, có ý nghĩa tạo động lực cho phát triển của cả n−ớc;

(2) Cơ cấu kinh tế của vùng đã đ−ợc chuyển dịch nhanh hơn so nhiều vùng khác theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực cho phát triển chung của cả n−ớc;

(3) Mạng l−ới kết cấu hạ tầng đã đ−ợc tăng c−ờng đáng kể (cả số l−ợng và chất l−ợng) về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu hợp tác, phát triển ở mức cao hơn tr−ớc rất nhiều;

(4) Ba vùng KTTĐ có các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng không chỉ là các trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là các trung tâm khoa học kỹ thuật cung cấp dịch vụ cho các vùng và hội nhập quốc tế;

(5) Ba vùng KTTĐ đã thu hút đ−ợc khối l−ợng lớn vốn đầu t−, nhất là đầu t− n−ớc ngoài và đã hình thành nhiều Khu công nghiệp (KCN) và Khu chế xuất (KCX) và nhiều công trình công nghiệp quan trọng; tạo ra b−ớc bứt phá đáng kể cho cả n−ớc trong hội nhập kinh tế quốc tế;

(6) Ba vùng KTTĐ đã có nhiều sáng tạo trong quá trình vận dụng cơ chế chính sách của Nhà nước, t−ơng đối năng động nên đã tạo ra sức phát triển mạnh hơn so với các vùng khác trong cả n−ớc.

Với các đặc điểm nổi bật nh− trên, phát huy những thành tựu đã đạt đ−ợc, Nhà nước chủ tr−ơng tiếp tục duy trì và phát triển ba vùng KTTĐ. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và lần thứ IX của Đảng đều nờu rừ mục

tiêu xây dựng ba vùng KTTĐ: trở thành những vùng kinh tế phát triển năng

động, có tốc độ tăng tr−ởng kinh tế nhanh và cao hơn các vùng khác trong cả n−ớc, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của cả n−ớc, liên kết chặt chẽ giữa các vùng KTTĐ với các vùng khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của cả n−ớc trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

Một số mục tiêu cụ thể của ba vùng trọng điểm đến năm 2010.

(1) Tốc độ tăng tr−ởng chung của ba vùng KTTĐ từ 2004 đến 2010 đạt bình quân 10-11% gấp 1,4-1,5 lần tốc độ tăng tr−ởng trung bình của cả n−ớc. Đến năm 2010 tỷ trọng các vùng KTTĐ so với cả n−ớc về GDP khoảng 58%, công nghiệp 75%, dịch vụ 54%.

(2) Cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh theo h−ớng CNH, HĐH, nông nghiệp đến 2010 còn 4,7%, công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 95,3% (lúc đó cả n−ớc: nông nghiệp còn 16-17%, công nghiệp và dịch vụ 83-84%). Hình thành các ngành, lĩnh vực đột phá.

(3) Xuất khẩu tăng bình quân khoảng 20-25%/năm ở thời kỳ 2004-2010, chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu cả n−ớc.

(4) Đảm bảo 100% dân đô thị đ−ợc dùng n−ớc máy, 90% dân số nông thôn đ−ợc dùng n−ớc sạch; 100% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; dân đi lại dễ dàng và đ−ợc chăm sóc sức khỏe tốt, đ−ợc đi học và có học vấn cao hơn.

(5) Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đi học của nhà trẻ đạt 25%, tỷ lệ đi học mẫu giáo đạt 80%, trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%. Giảm tỷ lệ suy dinh d−ỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống d−ới 5%. Đến năm 2010 huy động 99% số dân trong nhóm tuổi 6-10 tuổi ra học tiểu học, 95% số dân trong nhóm 11-14 tuổi ra học Trung học cơ sở và 55% số dân trong nhóm 15-17 tuổi ra học Trung học phổ thông. Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở tất cả các tỉnh trong ba vùng KTTĐ vào năm 2006. Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học ở 4 thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng vào năm 2007.

(6) Thực hiện thật tốt chủ tr−ơng cải tạo thể chất dân c−; giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong ba vùng KTTĐ còn d−ới 2% vào năm 2010.

Tác động của chủ tr−ơng này là rất lớn đối với Hà Nội. Hà Nội nằm trong vùng KTTĐ phớa Bắc sẽ phải cùng với thành phố Hồ Chí Minh (nằm trong vùng KTTĐ phớa Nam) là những địa ph−ơng chủ lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của các vùng trọng điểm, do vậy, tất cả các mục tiêu KT - XH của Hà Nội đến 2010 đều phải cao hơn của các vùng trong điểm. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn vì các mục tiêu của các vùng trọng điểm vốn đã khá cao.

Một phần của tài liệu Dự báo tình hình những năm đầu của thế kỷ 21 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch định hướng phát triển thủ đô đến năm 2010 (Trang 29 - 31)