Đối với bản thân Trung tâm

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 59 - 62)

a. Thuận lợi:

Những thuận lợi mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có đ−ợc tr−ớc hết phải nói đến sự độc lập của Trung tâm trong việc hình thành quy tắc tố tụng, biểu phí trọng tài, quy định về việc lựa chọn các chuyên gia làm trọng tài viên.

Khi giải quyết tranh chấp th−ơng mại bằng trọng tài, nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên bao giờ cũng đ−ợc đặt lên hàng đầu. Nh−ng khi các bên đã đồng ý đ−a vụ kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam rất nhất thiết phải tuân thủ theo quy tắc tố tụng của Trung tâm. Theo quy tắc tố tụng của Trung tâm, ngày xét xử do Chủ tịch Uỷ ban trọng tài quyết định.

Ngôn ngữ xét xử là tiếng Việt Nam. Cùng với việc gửi đơn kiện, nguyên đơn phải ứng tr−ớc toàn bộ phí trọng tài. Nh− vậy, Trung tâm luôn dành quyền chủ động trong việc tiến hành xét xử.

Thuận lợi thứ hai mà Trung tâm có đ−ợc so với Toà án kinh tế là những kinh nghiệm kế thừa từ hai hội đồng trọng tài tiền thân và nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn.

Xét về khía cạnh giá trị của phán quyết trọng tài, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có −u thế hẳn so với Trung tâm trọng tài kinh tế khác, cũng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp đ−ợc thành lập theo Nghị định 116/Chính phủ (5/9/1994), phán quyết của trọng tài kinh tế không có giá trị chung thẩm. Một bên đ−ơng sự có quyền yêu cầu Toà án nhân

dân có thẩm quyền xét xử lại nếu phán quyết đó không đ−ợc bên kia chấp hành (Điều 31). Chính điều này đã làm cho Trung tâm trọng tài kinh tế không thu hút đ−ợc đơn kiện cũng nh− các chuyên gia giỏi làm việc cho Trung tâm trong tài kinh tế. Ng−ợc lại, phán quyết của trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có giá trị chung thẩm (Điều 31- Quy tắc tố tụng của Trung tâm) khiến cho bên nguyên đơn yên tâm khi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Namvà cũng khích lệ các trọng tài viên làm việc có hiệu quả vì kết quả lao động của họ còn có ý nghĩa.

Một thuận lợi khác của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhận đ−ợc sự hỗ trợ về cơ sở vật chất cũng nh− giúp Trung tâm thúc đẩy quan hệ Quốc tế của Phòng TM & CN Việt Nam.

Không thể không đề cập đến bối cảnh kinh tế Việt Nam nói chung và tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với các n−ớc trên thế giới, đặc biệt là các n−ớc trong khu vực tạo điều kiện tốt cho Trung tâm phát triển tốt trong t−ơng lai.

b. Khó khăn:

Trung tâm gặp phải rất nhiều khó khăn so với những thuận lợi có đ−ợc. Khó khăn thứ nhất cũng bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế chung. Khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào việc tiến trình hội nhập kinh tế thì Trung tâm cũng phải đứng tr−ớc nhiều thử thách. Đó là các tranh chấp th−ơng mại ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc những ngành mới phát triển ở Việt Nam hoặc ở trên thế giới nh− chuyển giao công nghệ, th−ơng mại điện tử, buôn bán phần mềm tin học. Trung tâm trong tài Quốc tế Việt Nam phải hiện đại hoá cơ sở vật chất đòi hỏi chi phí cao để cập nhật thông tin nh− máy tính nối mạng, các tài liệu khoa học. Các trọng tài viên không phải chỉ nâng cao kiến thức về pháp luật trong n−ớc, pháp luật các n−ớc khác mà còn phải nghiêm túc nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn khác. Một thách thức khác mà Trung tâm phải đối mặt là sự cạnh tranh của các tổ chức trọng tài n−ớc ngoài, hoạt động rộng khắp trên toàn cầu. Các n−ớc, lãnh thổ trong khu vực nh− Đài Loan, Trung Quốc, Singapor, Thái Lan, Mỹ, Anh, Thuỵ Điển.. . có các tổ chức trọng tài lớn về quy mô tổ chức cũng nh− cơ sở vật chất luôn muốn mở rộng hoạt động đến các n−ớc khác. Và sự thực là họ đã đến Việt Nam để "tiếp thị" dịch vụ của họ. Họ có thể xét xử bằng nhiều thứ tiếng và tiến hành xét xử thông qua mạng Internet. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam luôn phải chuẩn bị gấp

gáp để đ−ơng đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới để đến một lúc nào đó cũng xâm nhập vào "thị tr−ờng dịch vụ trọng tài Quốc tế".

Khó khăn thứ hai đồng thời là khó khăn chủ yếu Trung tâm đã và đang gặp phải là pháp luật Việt Nam nói chung và khung pháp lý về hoạt động của trọng tài ch−a đ−ợc hoàn thiện.

Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế chuyển đổi và đ−ơng nhiên pháp luật cũng phải chuyển đổi theo. Có thể nói hệ thống pháp luật của chúng ta chuyển đổi khá nhanh, nh−ng lại không để cập đ−ợc mọi vấn đề phát sinh trong thực tế và với nhiều cấp phức tạp nh− Luật, Nghị định, Thông t− và các văn bản pháp luật hay có hiện t−ợng chồng chéo nhau, không thống nhất mà vẫn thiếu. Chẳng hạn, Luật th−ơng mại năm 1997 của Việt Nam không đ−a ra một cách hiểu thống nhất về giao dịch th−ơng mại mà liệt kê cụ thể các loại giao dịch th−ơng mại. Khi có hợp đồng dẫn chiếu đến nguồn Luật điều chỉnh là Luật th−ơng mại Việt Nam 1997 nh−ng hoạt động giao dịch thông qua hợp đồng này lại không đ−ợc liệt kê trong Luật th−ơng mại trên. Điều này gây khó khăn lớn cho hoạt động giải quyết tranh chấp của Trung tâm. Đồng thời xác định nguồn luật áp dụng là một khó khăn đáng kể.

Cập nhật văn bản đã khó khăn nh−ng hệ thống hoá lại để tra cứu cho thuận lợi còn khó khăn hơn rất nhiều. Điều này không chỉ làm cho Trung tâm tốn kém về mặt thời gian mà cả chi phí.

Khó khăn thứ ba mà Trung tâm th−ờng gặp phải là sự bất cập về kiến thức luật của doanh nghiệp Việt Nam do trong những năm gần đây mới đ−ợc tự do kinh doanh nên họ không có ý thức rằng những kiến thức về luật pháp liên quan đến quyền lợi thiết yếu của họ. Điều này t−ởng chừng không liên quan đến Trung tâm nh−ng thực ra lại là một trở ngại cho thủ tục tố tụng và tiến hành xét xử của trọng tài.

Các doanh nghiệp th−ờng ký hợp đồng với điều khoản trọng tài sơ sài, không rõ ràng. Cho nên nhiều điều khoản trọng tài bị coi là điều khoản trọng tài "khuyết tật" và Trung tâm không thụ lý đ−ợc vụ kiện. Để có thể tiếp tục giải quyết, các bên phải có một thoả thuận trọng tài khác. Song việc này là hoàn toàn khó khăn bởi vì sau khi xảy ra tranh chấp, bên vi phạm th−ờng trốn tránh việc đ−a tranh chấp ra xét xử.

Việc không tuân thủ đúng quy tắc tố tụng của Trung tâm của các doanh nghiệp Việt Nam, th−ờng chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết làm quá trình xét xử phải kéo dài.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ít khi đ−ợc các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ nên nhiều khi họ bị đối tác n−ớc ngoài lừa. Trọng tài viên của Trung tâm không thể tìm cách cứu vãn đ−ợc các doanh nghiệp trong n−ớc trong những tr−ờng họp tình ngay lý gian.

Khó khăn thứ t− nằm trong sự hạn chế về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Mặc dù nhân lực đ−ợc sự hỗ trợ của Phòng TM & CN nh−ng để trở thành một TTTT mạnh mang tầm Quốc tế thì Trung tâm thiếu rất nhiều. Các trọng tài viên đều là những ng−ời có kiến thức sâu và kinh nghiệm lâu năm nh−ng vấn đề ở đây là họ đã nhiều tuổi. Cần có một lực l−ợng trọng tài viên kế tiếp đông đảo hơn. Nếu không, Trung tâm sẽ bị tụt hậu so với khu vực và thế giới.

Một khó khăn nữa cản trở rất nhiều hoạt động của Trung tâm và làm các trọng tài viên phải trăn trở nhiều là Việt Nam đã có Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài n−ớc ng−ời (1995) nh−ng quyết định của trong tài trong n−ớc thì không có sự c−ỡng chế thi hành nào cả. Nếu bên Việt Nam thua, họ cũng ch−a chắc nhận đ−ợc tiền bồi th−ờng mà lại bị mất một khoản phí trọng tài. Vì vậy, bên n−ớc ngoài không muốn gửi đơn kiện tới Trung tâm.

Tất cả những khó khăn trên cản trở hoạt động và sự phát triển của Trung tâm. Khắc phục đ−ợc tất cả các khó khăn đó không phải là điều dễ dàng nh−ng vẫn là điều mà Trung tâm phải làm. Điều quan trọng là Trung tâm phải có đ−ợc sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 59 - 62)