Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng của Uỷ ban trọng tài hoặc của trọng tài viên duy nhất. Nếu là phán quyết của Uỷ ban trọng tài thì phán quyết đó phải đ−ợc biểu quyết theo đa số. Quyết định của trọng tài phải đ−ợc lập thành văn bản và phải có chữ ký của tất cả các trọng tài viên.
Các bên có trách nhiệm thực hiện ngay các quyết định của trọng tài phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Tuy nhiên, do trọng tài không nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà n−ớc, không nhằm thực hiện quyền lực của Nhà n−ớc nên không có những biện pháp c−ỡng chế Nhà n−ớc. Vì vậy khi bên thua kiện không tự nguyện thực hiện phán quyết của trọng tài thì theo thông lệ quốc tế, bên thắng kiện có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận làm căn cứ cho việc c−ỡng chế thi hành. Sau khi Toà án kiểm tra tính hợp pháp của quyết định trọng tài, Toà sẽ ra quyết định c−ỡng chế thi hành án và lúc đó phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành nh− một quyết định hoặc bản án của Toà án.
Chỉ trong tr−ờng hợp Toà án xem xét việc ra quyết định cũng nh− quá trình tố tụng vi phạm các quy định có tính nguyên tắc của tố tụng trọng tài và khi đó các bên có quyền yêu cầu một Uỷ ban trọng tài khác hoặc mở lại thủ tục tại toà án từ đầu.
Trên đây là những vấn đề cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên thế giới. Song ở Việt Nam, với những đặc thù của một n−ớc XHCN, b−ớc đầu mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tranh chấp th−ơng mại cũng nh− thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều tính riêng biệt
Ch−ơng 2
Tranh chấp th−ơng mại và giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam