Luật áp dụng trong hợp đồn g cơ sở pháp lý để giả

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

thẩm quyền giải quyết, luật áp dụng cho hợp đồng, luật áp dụng cho thủ thục tố tụng, giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài, địa điểm trọng tài, ngôn ngữ xét xử, thời hiệu khởi kiện, nội dung tranh chấp đ−ợc giải quyết bằng trọng tài.

Chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài cũng là một vấn đề quan trọng. Những ng−ời có quyền ký kết hợp đồng thì cũng có nghĩa là họ có quyền ký thoả thuận trọng tài. Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng đ−ợc pháp luật các quốc gia quy định khác nhau. Nếu là cá nhân thì phụ thuộc vào quốc tịch hoặc nơi cá nhân này th−ờng trú. Nếu là doanh nghiệp thì phụ thuộc vào nơi tiến hành hợp đồng kinh doanh hoặc là nơi thành lập. Vì không đủ năng lực chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài, phán quyết trọng tài có thể bị từ chối công nhận và thi hành theo quy định tại Mục a, Khoản 1 Điều V Công −ớc NewYork 1958.

Thoả thuận trọng tài hoàn chỉnh sẽ giúp các bên hạn chế tổn thất khi xảy ra tranh chấp. Sự chặt chẽ, cụ thể của thoả thuận trọng tài sẽ phần nào hạn chế vi phạm thoả thuận trọng tài của các bên.

1.2.4.2. Luật áp dụng trong hợp đồng - cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. chấp.

Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này đ−ợc gọi là luật áp dụng cho hợp đồng.

Đối với các tranh chấp th−ơng mại nội địa, đ−ơng nhiên, luật áp dụng trong hợp đồng là luật quốc gia, chẳng hạn nh− ở Việt Nam thì căn cứ vào luật

th−ơng mại, pháp lênh hợp đồng kinh tế, luật đất đai...Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng không đặt ra với các hợp đồng nội.

Trong th−ơng mại quốc tế, luật của rất nhiều n−ớc liên quan đến quan hệ của các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa các nguồn luật đó luôn tồn tài hiện t−ợng xung đột luật, vì thế khi đ−a tranh chấp ra trong tài, các bên đ−ơng sự phải thoả thuận thống nhất về luật áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật áp dụng trong th−ơng mại quốc tế bao gồm: Các điều −ớc quốc tế, các tập quán th−ơng mại quốc tế và luật quốc gia.

+ Điều −ớc quốc tế: là những văn bản có chứa những quy phạm pháp luật đ−ợc các quốc gia và các chủ thể khác xây dựng, ký kết, công nhận và có hiệu lực pháp lý đối với chủ thể của các quốc gia thành viên. Nó có thể là: Hiệp −ớc, Hiệp định, Nghị định th−, công hàm trao đổi... khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nh−ng không đ−ợc quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên có thể đ−a điều −ớc quốc tế vào để xử lý vấn đề đó. Các điều −ớc này không có giá trị bắt buộc đối với các quan hệ th−ơng mại quốc tế nếu nh− nó ch−a đ−ợc quốc gia đó phê chuẩn. Khi quốc gia đã phê chuẩn, tất cả những tr−ờng hợp mà hợp đồng không dẫn chiếu thì điều −ớc đó vẫn đ−ơng nhiên đ−ợc áp dụng.

Có hai loại điều −ớc quốc tế trong lĩnh vực mua bán hàng hoá: Thứ nhất, loại điều −ớc quốc tế đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động th−ơng mại, nó không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng mà chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lý có tính chất định h−ớng, chỉ đạo: ví dụ nh− Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định th−ơng mại Việt Nam - Mỹ; Hiệp định cắt giảm thuế quan với ASEAN... Thứ hai, là loại điều −ớc quốc tế trực tiếp điều chỉnh đến các vấn đề có liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong ký kết và thực hiện hợp đồng. Đây chính là nguồn quy phạm pháp luật dùng để giải quyết tranh chấp, th−ờng đ−ợc các bên và cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh

chấp. Loại điều −ớc này điển hình có Công −ớc Brussel 1964 về chuyên chở hàng hoá, Công −ớc viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.

+ Tập quán th−ơng mại: là những quy tắc xử sự có hệ thống, những thói quen th−ơng mại phổ biến đ−ợc áp dụng một cách th−ờng xuyên, liên tục trong một thời gian dài và phải có nội dung rõ ràng mà qua đó có thể xác định đ−ợc quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Các tập quán th−ơng mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể ký kết khi nó đ−ợc quy định hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng. Điều 135 quy tắc ICC về trọng tài quy định "Các trọng tài không chỉ áp dụng luật áp dụng mà còn phải dùng tới các điều khoản trong hợp đồng và những "Tập quán th−ơng mại" thích hợp để giải quyết vụ việc". Trong những luật trọng tài của các quốc gia cũng quy định nh− vậy.

Một ví dụ về tập quán th−ơng mại quốc tế thông dụng đ−ợc phòng th−ơng mại quốc tế soạn thảo và ban hành đó là các bản Incoterm: quy định về điều kiện cơ sở giao hàng. Hay là quy tắc thống nhất và thực hành tín dụng chứng từ - UCP cũng tỏ ra rất hữu dụng trong việc h−ớng dẫn đến một chuẩn mực quốc tế duy nhất cho quyền và nghĩa vụ của các bên.

Ngoài ra, đối với các quốc gia theo hệ thống "common low" còn có các án lệ là các quy tắc xét xử đ−ợc hình thành từ thực tiễn xét xử. Khi lựa chọn luật của các quốc gia này, các chủ thể cần để ý đến những án lệ này.

+ Luật quốc gia: trong thực tiễn và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tê, bên cạnh các điều −ớc quốc tế, các tập quán th−ơng mại quốc tế và án lệ, luật quốc gia cũng đóng một vai trò khá quan trọng và trong nhiều tr−ờng hợp là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên luật quốc gia chỉ trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong các tr−ờng hợp sau:

- Khi các bên ký kết hợp đồng thoả thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng.

- Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không đ−ợc quy định trong các điều −ớc quốc tế liên quan, luật quốc gia đ−ơng nhiên trở thành luật áp dụng cho hợp đồng đó.

Nói đến luật quốc gia nh− một nguồn luật của th−ơng mại quốc tế không có nghĩa là tất cả các luật đều đ−ợc áp dụng mà chỉ có một số luật, văn bản pháp luật có liên quan đến th−ơng mại quốc tế đ−ợc áp dụng, bởi vì luật quốc gia không chỉ điều chỉnh các quan hệ th−ơng mại quốc tế mà nó còn điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ khác.

Luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá thông th−ờng là luật của n−ớc nào có quan hệ gần nhất với hợp đồng, tuy theo cách xác định, nh−ng phải là luật đặc tr−ng, th−ờng là luật của n−ớc bên bán, luật của n−ớc nơi hợp đồng đ−ợc ký kết, nh−ng cũng có thể là luật của bên mua, có thể là luật của n−ớc thứ ba, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ của hợp đồng đ−ợc thực hiện...

Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế điều khoản luật áp dụng th−ờng đ−ợc ghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để tránh tình trạng khó xác đinh luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Việc thoả thuận luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một vấn đề phức tạp, cho nên các chủ thể ký kết không những phải thông thạo luật của n−ớc mình mà còn phải tìm hiểu kỹ luật của n−ớc khác quan hệ với hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh đ−ợc những thiệt thòi do sự thiếu hiểu biết pháp luật gây ra.

Tuy nhiên việc áp dụng luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng đôi khi không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của một chủ thể mà th−ờng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nh−: t−ơng quan lực l−ợn giữa các bên tham gia hợp đồng, do điều kiện đặc thù khi triển khai hợp đồng đó... Tr−ờng hợp phải áp dụng luật của n−ớc thứ ba, ít nhất phải hiểu đ−ợc luật của n−ớc đó có tiện cho ng−ời mua hay ng−ời bán, liên quan đến hợp đồng đã ký kết nh− thế nào, những điểm gì kiêng kị cần tránh...

Đôi khi các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng đã đ−ợc ký kết. Tr−ờng hợp này th−ờng xảy ra khi ký kết hợp đồng, vì một lý do khách quan nào đó, các bên tiến hành rất nhanh chóng (để chớp thời cơ...) nên ch−a kịp nêu điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng.

Tại Việt Nam, Luật th−ơng mại đã đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1998. Đây là nguồn luật quan trọng để các th−ơng nhân Việt Nam nắm vững, áp dụng trong đàm phán ký kế hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Luật th−ơng mại Việt Nam ra đời đã tạo một tr−ờng pháp lý vô cùng thuận lợi cho các th−ơng nhân Việt Nam, đó là công cụ pháp lý quan trọng, là chỗ dựa pháp lý rất tin cậy cho các th−ơng nhân Việt Nam tiến hành các hoạt động th−ơng mại trong kinh doanh quốc tế. Do đó, trong tr−ờng hợp mặc dù hợp đồng th−ơng mại đã đ−ợc thực hiện hoặc bị vi phạm, thậm chí bị vô hiệu thì điều khoản về thoả thuận trọng tài của hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)