trọng tài ở Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Trung tâm đã ký ba thoả thuận hợp tác với các tổ chức trọng tài của hợp Hàn Quốc, Singapore, Verssaile (Pháp) cùng phối hợp với đoàn luật sự Châu á Thái Bình D−ơng để tổ chức hội thảo Quốc tế lớn về trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh, tham gia nhiều hội thảo chuyên ngành của các n−ớc và Quốc tế; nhiều khóa học về trọng tài trong và ngoài n−ớc.
c. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp lý:
Các trọng tài viên và các chuyên gia của Trung tâm đã tham gia và làm diễn giải tại nhiều hội thảo, qua đó cung cấp thông tin cho hàng ngàn đối t−ợng khác nhau từ sinh viên, các nhà kinh doanh đến các nhà nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm cũng nh− các bài học rút ra từ thực tiễn. Một số chuyên viên, trọng tài viên của Trung tâm còn tham gia viết giáo trình và các bài giảng cho các doanh nghiệp; viết bài đăng báo cho các tạp chí trong và ngoài n−ớc, qua đó giới thiệu về sự phát triển của pháp luật Việt Nam, về hoạt động của Trung tâm, đồng thời chỉ ra những bất cập hiện hành, kiến nghị với Nhà n−ớc để có những sửa đổi bổ sung. Điều này đã góp phần hạn chế những sơ xuất trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, hạn chế những tổn thất hoặc giúp cho việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
Khả năng chuyên môn cao của các trọng tài viên, cộng tác viên của các trung tâm còn đ−ợc sử dụng vào việc t− vấn pháp lý, giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài n−ớc thực hiện đúng pháp luật, bảo vệ đ−ợc quyền lợi và lợi ích của họ; giúp họ giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm khi phát sinh tranh chấp.
d. Về hoạt động giải quyết tranh chấp của TTTT Quốc tế Việt Nam:
Vì đây là hoạt động quan trọng nhất của Trung tâm, đó cũng làm nhiệm vụ cơ bản nhất của TTTT Quốc tế Việt Nam, nên sẽ đ−ợc đề cập chi tiết hơn ngay trong phần sau về quy chế, các trọng tài viên, phí trọng tài…. là những yếu tố cần thiết để trung tâm thực hiện nhiệm vụ này.
2.1.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . tế Việt Nam .
Điều 3, Điều lệ của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định thẩm quyền của trung tâm là giải quyết bất kỳ tranh chấp nào khi:
* Một trong các bên tranh chấp là thể nhất hoặc pháp nhân n−ớc ngoài hoặc tất cả các bên là thể nhân hoặc pháp nhân n−ớc ngoài và:
* Khi tr−ớc hoặc sau khi tranh chấp phát sinh các bên thoả thuận đ−a tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, hoặc khi theo một Hiệp định quốc tế họ có nghĩa vụ phải làm nh− vậy.
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không chỉ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng ngoại th−ơng và hàng hải th−ơng mại quốc tê nh− Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài ngoại th−ơng tr−ớc đây, mà còn các tranh chấp pháp sinh từ các hợp đồng về đầu t−, du lịch, vận tải quốc tế, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế.
Trong quá trình hoạt động đã phát sinh nhu cầu của các doanh nghiệp trong n−ớc muốn đ−a tranh chấp từ các hợp đồng nội ra yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết. Để đáp ứng nhu cầu đó, Thủ t−ớng Chính phủ ra Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 cho phép mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trung tâm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong n−ớc.
Trên đây là những cơ sở pháp lý để Trung tâm xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài trong n−ớc và quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế. Nhìn chung, hai bộ quy tắc này là t−ơng tự nhau, chỉ khác nhau ở một vài điểm do tính đặc thù của các quan hệ quốc tế.
Là một nhà kinh doanh khi đ−a tranh chấp ra giải quyết ở một Trung tâm trọng tài nào đó, nhất thiết phải quan tâm, tìm hiểu về quy tắc giải quyết tranh chấp của Trung tâm đó. Nguyên tắc thoả thuận trong giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn Trung tâm trọng tài cũng nh− thủ tục giải quyết tranh chấp.
2.1.2. Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
2.1.2.1. Đơn yêu cầu trọng tài
Theo Điều 4 của quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho Trung tâm. đơn phải bao hàm các nội dung d−ới đây:
a. Họ tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn.
b. Các yêu cầu của nguyên đơn, có trình bày sự việc kèm theo bằng chứng. c. Những căn cứ pháp lý mà nguyên đơn dựa vào đó để đi kiện.
d. Trị giá vụ kiện.
e. Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm hoặc đề nghị của nguyên đơn với Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình.
Đơn kiện và các giấy tờ kèm theo phải nộp bải chính và một số bản sao đủ để gửi cho các trọng tài viên và cho bị đơn, mỗi ng−ời một bản. Đơn kiện trong một vụ tranh chấp quốc tế bằng tiếng n−ớc ngoài thì viết bằng một thứ tiếng n−ớc ngoài thì viết bằng một thứ tiếng đ−ợc sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế nh− tiếng Anh, Pháp, Nga.
Khi gửi đơn kiện nguyên đơn phải ứng tr−ớc toàn bộ dự phí trọng tài tính theo biểu phí trọng tài, phí tổn trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Khi nguyên đơn đã nộp dự phí, vụ kiện sẽ đ−ợc đ−a ra giải quyết.