II. Các chế độ BHXH đã được hưởng:
2.2. Quản lý tài chính BHXH.
Sau khi Bộ Luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, Nghị định 43/CP quy định tạm thời về chế độ BHXH được thay thế bằng Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 ban hành Điều lệ BHXH và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995.
Điều lệ mới về BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP cùng với các văn bản khác: Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam, Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam….đánh dấu bước ngoặt trong việc đổi mới các hoạt động BHXH ở nước ta. Nội dung đổi mới về BHXH nói chung và đổi mới tài chính BHXH được tập trung vào các nội dung chính sau đây:
a. Về nguồn hình thành quỹ BHXH:
Điều 36, Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn chính sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng 15% quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi chế độ hưu trí, tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 10% để chi cho chế độ hưu trí và tử tuất.
-Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn khác.
Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng vào quỹ BHXH (bao gồm cả phần đóng của người lao động và người sử dụng lao động ). Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên…
Hàng tháng, Bộ Tài chính trích từ Ngân sách nhà nước số tiền chuyển vào quỹ BHXH đủ chi cho các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế cho những người đang được hưởng bảo hiểm trước ngày 1/1/1995 và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực nhà nước về hưu từ ngày 1/1/1995.
Chế độ đóng BHXH để hình thành quỹ BHXH còn được quy định tại Điều 34, chương III, Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, đó là:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ; bệnh nghề nghiệp; 2% sinh hoạt phí tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí để chi 2 chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.
- Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, các văn bản nêu trên, nguồn hình thành quỹ BHXH còn được nêu tại một số văn bản khác như: Nghị định 93/CP, Nghị định 09/CP của Chính phủ . Căn cứ các nguồn hình thành quỹ BHXH ta có thể khái quát thành công thức về quỹ BHXH.
Ký hiệu quỹ BHXH là QBH thì ta có thể khái quát theo công thức sau: QBH = ĐLĐ + ĐSDLĐ + ĐNN + TSL + TP + TK
Trong đó:
- ĐLĐ : khoản đóng góp của người lao động.
-ĐSDLĐ: khoản đóng góp của người sử dụng lao động - ĐNN : khoản đóng góp của nhà nước
- TSL: khoản thu từ đầu tư tài chính. - TP : Tiền phạt chậm nộp BHXH. - TK : thu khác
b. Về đối tượng tham gia BHXH.
Nghị định 12/CP quy định đối tượgn tham gia BHXH được mở rộng ra các thành phần kinh tế , bao gồm:
- Người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc khu vực nhà nước.
- Người làm việc trong các tổ chức Đảng, đoàn thể, các hội…hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Lực lượng vũ trang (quân đội, công an).
- Người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các đoàn thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/1995 không còn phân biệt người trong biên chế nhà nước hay người ngoài biên chế. Tất cả người lao động thuộc đối tượng quy định đều có quyền tham gia BHXH. Việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH đã động viên mọi người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế.
c. Về mô hình thức quản lý quỹ:
Trong một thời gian dài, quỹ BHXH được quản lý theo mô hình phân tán. Một phần quỹ do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý và một phần do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Từ năm 1995, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH. Từ ngày 1/10/1995, toàn hệ thống BHXH Việt Nam chính thức bước vào hoạt động. Và cũng từ đó, quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất do BHXH Việt Nam quản lý.
Việc quỹ BHXH được quản lý theo mô hình tập trung thống nhất vào một đầu mối và giao cho BHXH Việt Nam quản lý đánh dấu một bước ngoặt trong cải cách BHXH ở nước ta mà ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện. Mặt khác, quỹ còn được hạch toán độc lập với Ngân sách nhà nước và được thực hiện theo cơ chế tự quản của 3 bên tham gia đóng góp (nhà nước , chủ sử dụng lao động, người lao động) là phù hợp với tình hình thực hiện ở nước ta. Mô hình này cũng là mô hình chung của hầu hết các nước trên thế giới đang thực hiện.
d. Đánh giá về chính sách thu, chi tài chính BHXH giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
d1. Về chính sách thu BHXH:
Kể từ khi thực hiện chính sách thu BHXH theo điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995, số thu BHXH ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1996 thu 2.569 tỷ đồng, đến cuối năm 1999 con só này lên tới 4.188 tỷ đồng, tăng 63% .
- Chính sách thu BHXH phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta trong điều kiện thu nhập và tiền hươngr của người lao động còn thấp. Vì vậy, thu 20% (người lao động 5%, chủ sử dụng lao động 15%) được người lao động và chủ sử dụng lao động chấp nhận. Tuy nhiên, mức thu như vậy so với các nước còn rất thấp, ví dụ : áo là 44,96%; Pháp: 50,65%; Hà Lan: 55,25%; Nhật bản : 27,8%…
- Do mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên và do chính sách thu BHXH phù hợp nên số người tham gia BHXH ngày càng tăng. Năm 1995 có 2,2 triệu người, đến năm 1999 lên tới 4 triệu người, tăng 81% so với năm 1995 và
bằng khoảng 10% lực lượng lao động xã hội. Cụ thể số người tham gia BHXH của các năm như sau:
Năm số người (người) Tỷ lệ tăng (%)
1995 2.275.998 -
1996 2.821.444 23,96
1997 3.162.352 12,08
1998 3.355.389 6,10
1999 4.059.397 20,98
Số liệu 10% lực lượng lao động tham gia đóng BHXH ở nước ta phản ánh bước phát triển của công tác BHXH, là một sự cố gắng của toàn ngành BHXH Việt Nam trong công tác thu BHXH. Song con số này so với các nước cũng còn ở mức rất thấp. ví dụ: Malaysia: 90%; Mỹ: 95%…
Số người tham gia BHXH là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển BHXH ở các nước. Vì vậy, nước nào cũng rất coi trọng các giải pháp để tăng số người tham gia đóng BHXH. Vì vậy, nước ta cũng phải có các giải pháp tăng nhanh số người tham gia đóng BHXH trong những năm tới.
Về hạn chế của công tác thu BHXH:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của công tác thu BHXH như đã nêu ở trên, công tác thu BHXH cũng còn một số hạn chế:
- Số người tham gia BHXH của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất ít. Trong số 4 triệu người tham gia BHXH mới chỉ có 38 vạn người. Dự kiến còn khoảng trên 60 vạn người lao động của khu vực ngoài quốc doanh thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có hiện tượng chậm nộp BHXH dưới nhiều hình thức như: chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng…
- Các nông lâm trường thuộc khu vực nhà nước nhưng do chuyển đổi cơ chế sản xuất kinh doanh, giao đất khoán sản phẩm cho công nhân viên nhưng
chính sách BHXH chưa được điều chỉnh kịp thời, nên người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia BHXH.
- Tình trạng nơ động BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu nào để khắc phục tình trạng này. Đặc biệt, tiền phạt nợ đọng quá thấp, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi ngân hàng nên không ngăn chặn được các tình trạng nợ tồn đọng, các doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để lấy vốn kinh doanh.
- Trình độ cán bộ thu BHXH còn hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo có hệ thống về nghiệp vụ thu BHXH nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ mới.
- Chính sách BHXH của nhà nước ban hành còn thiếu đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH.
d2. Về chính sách chi các chế độ BHXH.
Chi BHXH là nội dung lớn của công tác tài chính BHXH, trong đó chi cho 5 chế độ chiếm phần lớn trong tổng số chi BHXH.
Nguồn chi cho các chế độ chủ yếu được thực hiện từ 2 nguồn. Quyết định số 20/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ trách nhiệm của từng nguồn trong việc chi trả chế độ BHXH như sau:
Đối với nguồn ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước cấp đủ kinh phí để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH trước ngày 1/1/1995 bao gồm các khoản:
- Lương hưu
- Trợ cấp mất sức lao động
- Trợ cấp người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.
- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp công nhân cao su
- Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí. - Tiền mau bảo hiểm y tế.
- Lệ phí chi trả.
- Các khoản chi khác nếu có.
BHXH Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định về việc lập dự toán, sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH do ngân sách nhà nước cấp.
Đối với nguồn từ quỹ BHXH:
Quỹ BHXH sử dụng để chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH từ ngày 1/1/1995 bao gồm các khoản:
- Chi lương hưu (thường xuyên và một lần).
- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang phụ cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.
- Chi trợ cấp ốm đau. - Chi trợ cấp thai sản.
- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí. - Tiền mua bảo hiểm y tế.
- Lệ phí chi trả.
- Các khoản chi khác.
Nhìn chung , nguồn chi từ Ngân sách nhà nước cho các đối tượng hưởng BHXH trước ngày 1/1/1995 ngày càng có xu hướng giảm xuống, mỗi năm giảm bình quân khoảng 2% (30.000 người). Còn kinh phí chi từ quỹ BHXH có xu hướng tăng qua các năm, do số đối tượng mới được hưởng BHXH tăng lên (năm 1997 so với năm 1996 tăng 113% , năm 1998 so với năm 1997 tăng 60,8% và
năm 1999 so với năm 1998 tăng 71%). Cụ thể số tiền chi từ 2 nguồn này qua các năm như sau:
Biểu 5: Chi BHXH cho các đối tượng
Đơn vị: triệu đồng
Năm Tổng số trong đó
Nguồn NSNN Nguồn quỹ BHXH
1995 1.153.984 1.112.030 41.954
1996 4.771.053 4.387.903 383.150
1997 5.756.608 5.163.093 593.525
1998 5.880.054 5.128.425 751.629
1999 6.081.759 5.101.759 980.000
Nhìn chung, từ năm 1995 đến nay công tác chi trả lương hưu và các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng được đảm bảo thời gian, không có hiện tượng nợ lương hưu kéo dài như thời bao cấp. Từ tháng 7/1999, BHXH Việt Nam lại cải tiến chế độ trả lương hưu cho những đối tượng tạm trú, tạm vắng, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hưu trí ổn định cuộc sống trong thời gian tạm trú, tạm vắng.
Về chi trả chế độ ốm đau, thai sản: thời gian đầu do chuyển đổi cơ chế, một số đơn vị sử dụng lao động đang quen với cơ chế khoán thu, khoán chi nay chuyển sang cơ chế thực chi thực thanh theo chứng từ quy định cho là cơ quan BHXH Việt Nam gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng. Đến nay, hầu hết các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức được và thích ứng với cơ chế này. Ngoài ra, cơ quan BHXH đã tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương để có những cải tiến cho phù hợp, nhằm giúp cho việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản được thuận lợi và nhanh chóng. Ví dụ:
Tháng 10/1996, BHXH Việt Nam đã tạm ứng 22 tỷ đồng làm quỹ luân chuyển thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản. Trên cơ sở đó những đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp BHXH được phép ứng trước kinh phí để chủ động chi trả, sau đó mới quyết toán với cơ quan BHXH.
Kinh phí chi trả cho 2 chế độ ốm đau, thai sản có xu hướng ngày càng tăng là do số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng. Ngoài ra, những quy định về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau, thai sản còn những điểm chưa phù hợp và thiếu chặt chẽ, dẫn đến không ít người lao động và người sử dụng lao động đã lợi dụng để thanh toán tiền từ quỹ BHXH.