2.1. Quản lý đối tượng tham gia và được hưởng BHXH.
Theo Nghị định 19/CP ngày 16-2-1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của Tổ chức công đoàn. Theo Nghị định này, BHXH Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thu BHXH và tổ chức việc chi trả cho người lao động tham gia BHXH các khoản trợ cấp BHXH.
- Từ chối việc chi trả BHXH cho đối tượng được hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ tài liệu v.v...
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án và biện pháp để đảm bảo giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán - hạch toán hướng dẫn nghiệp vụ thu chi BHXH.
- Kiểm tra việc thực hiện thu chi BHXH.
Về mặt tổ chức, BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương và được chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp quận, huyện.
Với những nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đến nay, BHXH Việt Nam đã và đang quản lý hơn 3,2 triệu lao động tham gia BHXH và hơn 1,7 triệu người được hưởng BHXH thường xuyên. Để quản lý các đối tượng tham gia BHXH, cơ quan BHXH thực hiện việc cấp sổ BHXH và cập nhật các thông tin về đối tượng tham gia vào máy vi tính. Những đối tượng đã hoàn tất hồ sơ và làm đầy đủ các thủ tục quản lý được cấp sổ BHXH.
a) Mục đích và yêu cầu cấp sổ Bảo hiểm xã hội
- Mục đích: Nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và đóng BHXH giúp người lao động có cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động. Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động khi chuyển nơi làm việc vẫn duy trì được quyền lợi BHXH... Sổ BHXH còn là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH.
- Yêu cầu: Việc cấp sổ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất là, tính trung thực trong việc kê khai thời gian làm việc, thời gian đóng BHXH.
Thứ hai là, việc cấp sổ BHXH phải được thực hiện tại đơn vị cơ sở.
Thứ ba là, phải được ghi chép chính xác đầy đủ theo hồ sơ gốc của mỗi người đã xác định trong tờ khai cấp sổ BHXH.
Thứ tư là, trong sổ không được tẩy, xoá và sửa chữa tuỳ tiện, không được sử dụng sai mục đích.
b) Tờ khai cấp sổ Bảo hiểm xã hội
Để cấp sổ BHXH, trước hết người lao động phải ghi vào tờ khai cấp sổ BHXH toàn bộ quá trình lao động, công tác, đóng BHXH và được hưởng các
chế độ BHXH để cơ quan BHXH duyệt sau đó ghi vào sổ BHXH. Tờ khai cấp sổ BHXH mang nội dung kinh tế; chính trị, xã hội. Nó là tài liệu mang tính pháp lý ghi nhận quá trình lao động, tham gia và đóng BHXH, là tài liệu gốc để xem xét cấp sổ BHXH. Kết cấu và nội dung tờ khai này thể hiện ở mẫu sau:
c) Sổ BHXH
Sổ BHXH bao gồm 3 phần:
Phần I: Là những thông tin chung về người lao động như: Họ và tên, giới
tính, ngày tháng năm sinh v.v...
Phần II: Là những nội dung có liên quan đến quá trình công tác và tham
gia BHXH của người lao động. Đây là nội dung quan trọng và thông tin ở đây được lấy từ tờ khai cấp sổ để ghi vào. Phần này được ghi từ trang 4 của cuốn sổ trở đi và có kết cấu sau:
Phần III: Ghi các chế độ BHXH đã được hưởng. Các chế độ này được thực
hiện theo Nghị định 12/CP như: thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; trợ cấp hưu trí hàng tháng v.v...
Như vậy, trình tự cấp sổ BHXH phải tiến hành qua một số bước công việc cụ thể như: lập danh sách, hướng dẫn kê khai, ghi chép và xét duyệt v.v... Tất cả những công việc này đều do cơ quan BHXH thông báo, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới, người lao động phải nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi, ghi chép, thực hiện việc thu nộp và giải quyết theo các chế độ BHXH. Quá trình làm việc có đóng BHXH Thời gian Cấp bậc chức vụ chức danh nghề công việc Mức tăng lương tháng làm căn cứ đóng BHXH Tỷ lệ đóng BHXH Tổng số Xác nhận
Từ thán g năm Đến thán g năm Lương cơ bản Các khoản phụ cấp Thủ trưở ng đơn vị Cơ quan BHXH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ; bảo quản sổ BHXH cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Khi làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động, người sử dụng lao động phải nộp BHXH của những người này cho cơ quan BHXH nơi giải quyết chế độ chính sách để lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH. Cơ quan BHXH các cấp theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH. Hàng tháng, báo cáo danh sách những người tăng giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi mình phụ trách cho cơ quan BHXH cấp trên. Nếu sổ BHXH bị mất hoặc hư hỏng sẽ được cấp lại nhưng phải tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan BHXH.
Tờ khai cấp sổ BHXH
1. Họ và tên ... nam (1) nữ (2)2. Ngày tháng năm sinh: ... 2. Ngày tháng năm sinh: ... 3. Nơi sinh: ... 4. Số sổ BHXH (do cơ quan BHXH ghi)
5. Dân tộc: ... quốc tịch : ...6. Chức danh, nghề nghiệp cấp bậc: ... 6. Chức danh, nghề nghiệp cấp bậc: ... 7. Cơ quan, đơn vị làm việc: ... 8. Địa chỉ thường trú: (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) ...
9. Chứng minh thư số: ... Nơi cấp ... ngày ... tháng .... năm...