1.1. Sự cần thiết khách quan
BHXH được thực hiện thông qua một quy trình, từ việc hoạch định chính sách đảm bảo vật chất đến việc trợ cấp. Vậy Nhà nước quản lý toàn bộ quy trình này hay có giới hạn về mức độ hay phạm vi?
1. Việc hoạch định chính sách BHXH đầu tiên và quan trọng nhất, thông thường chính sách BHXH phải xác định đối tượng tham gia BHXH (dưới góc độ đóng góp còn gọi là đối tượng BHXH bắt buộc) bao gồm dạng lao động nào: viên chức, công nhân quân nhân hay tất cả mọi người lao động. Tiếp đến là phạmvị BHXH bao gồm những dạng trợ cấp nào: ốm đau, tai nạn, y tế, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất. vv… Sau đó là mức độ, hình thức đảm bảo vật chất: bao gồm nhiều nguồn đóng góp, quản lý như thế nào. những nội dung cơ bản này liên quan trực tiếp đến các chính sách về quản lý, sử dụng lao động về thu nhập, về thuế về đảm bảo xã hội. Do dó Nhà nước phải quản lý đến chính sách.
Sự quản lý của Nhà nước về chính sách BHXH thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Rồi hướng dẫn rồi kiểm tra., thanh tra các tổ chức và cá nhâ thực hiện chính sách.
2. Đối với việc bảo đảm vật chất cho BHXH thì vai trò quản lý của Nhà nước phụ thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định có những mô hình về bảo đảm vật chất cho BHXH: Do ngân sách Nhà nước cug cấp thì vai trò quản lý của Nhà nước là trực tiếp và toàn diện nếu nguồn bảo trợ cấp cho người sử dụng lao động trực tiếp cung cấp thì Nhà nước không tham gia quản lý, nếu nguồn bảo đảm trợ cấp do người sử dụng lao động, người lao động vàc Nhà nước đóng thì Nhà nước tham gia quản lý như là một thành viên (tất nhiên là Nhà nước luôn có vai trò quản lý chung về chính sách tài chính quốc gia.
Ngoài việc quản lý của Nhà nước về đảm bảo vật chất cần xem xét sự bảo trợ của nhà nước đối với những vấn đề này. Một khi qũy BHXH thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính. Như trên đã phân tích, bản chất của BHXH là sự tương trợ cộng đồng BHXH mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao nó đóng góp tích cực vào sự bảo đảm an toàn xã hội. Việc Nhà nước bảo trợ quỹ và tạo điều kiện để chính sách BHXH thực hiện có hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước có kinh tế chưa phát triển, lạm phát cao. Tuy nhiên sự bảo trợ của Nhà nước là cơ cấu chính sách để bảo tồn giá trị và phát triển quỹ mà không phải là sự bao cấp.
1.2. Cơ sở và nội dung quản lý
Để quản lý về BHXH, Nhà nước sử dụng những công cụ chủ yếu là luật pháp và bộ máy tổ chức. Về pháp luật BHXH cũng phù hợp vào tính hình của Nhà nước có nước ban hành nhiều hoặc một đạo luật riêng về BHXH. Có nước quy định BHXH nằm trung trong luật lao động, luật công chức., luật quân nhân…vv.. Ngoài luật về BHXH, nhiều nước do nhà Vua, Tổng thống, Thủ tướng hoặc Bộ Trưởng ban hành các văn bản pháp quy về BHXH. Bộ máy tổ chức về BHXH của Nhà nước cũng đa dạng về hình thức, sự đa dạng này thường liên quan đến quá trình phát triển của BHXH và cơ cấu tổ chức các cơ quan Nhà nước. Có nước tổ chức bộ máy quản lý thống nhất các chế đọ gọi là Bộ hoặc Cục BHXH. Có nước thành lập bộ máy quản lý từng dạng BHXH gọi là quỹ hưu trí, quỹ tai nạn, quỹ thất nghiệp..vv.. Có nước tổ chức bộ máy quản lý BHXH công chức riêng. Nhưng xu hướng các nước là đang dần dần tổ chức một bộ máy quản lý thống nhất. Nói chung các, các bộ máy quản lý BHXH do Bộ lao động hoặc Bộ xã hội trực tiếp điều hành.
Bảo hiểm xã hội có đặc điểm là thực hiện liên tục, tiếp diễn từ năn này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế công tác quản lý, phải sử dụng những phương tiện đảm bảo cho việc theo dõi đối tượng chặt chẽ, việc thu BHXH, quản lý quỹ, việc chi trợ cấp đúng quy định.
Những phương tiện quản lý BHXH bao gồm sổ sách, mẫu biểu dung nạp đầy đủ những thông tin cần thiết, có tính pháp lý và đảm bảo đầy đủ những quy định hành chính. Những năm gần đây, máy tính điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong BHXH, đó là phương tiện quản lý có hiệu quả.
Tuy nhiên, máy tính điệ tử không phải là phương tiện duy nhất, mà vẫn còn các phương tiện quản lý chuyên ngành và đa ngành khác. ở đây cũng cần nêu lên một phương tiện quản lý đa ngành như hộ khẩu chẳng hạn.
Hộ khẩu được dùng trong việc quản lý nhân sự, chỗ ở, việc làm, kết hôn, đi lại..vv.. và hộ khẩu cũng cần thiết cho BHXH