II. Tài chính bảo hiểm xã hội.
2.3. Nguyên tắc hoạt động của tài chính BHXH.
Tài chính BHXH Việt Nam là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ BHXH từ sự đóng góp của người lao động người sử dụng lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật và phân phối sử dụng quỹ BHXH nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động (tiền lương,tiền công), góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta.
Để thực hiện tốt mục đích của quỹ BHXH, trong quá trình quản lý điều hành hoạt động quỹ BHXH cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Tài chính BHXH là một quỹ tồn tại và hoạt động độc lập cơ chế thu ,chi của quỹ luôn phải đảm bảo cấn đối, phải hoàn toàn và phát triển quỹ đêr đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH. Vì thế, Tổ chức quản lý điều hành quỹ BHXH phải được tổ chức độc lập thống nhất trong phạm vi cả nước trên cơ sở pháp luật của nhà nước đã ban hành và chịu kiểm tra , giám sát, quản lý của nhà nước về chấp hành pháp luật của BHXH đối với các bên tham gia BHXH. Tổ chức BHXH ở Việt Nam có hoạt động độc lập thì mới có điều kiện theo dõi, kiểm tra, giám sát công việc thu chi của quỹ, tăng cường công tác quản lý quỹ
mới có điều kiện để quản lý sử dụng vốn nhàn rỗi trong cơ chế thị trường có lợi nhất, không ngừng tinh giảm biên chế gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý hành chính, nghiệp vụ hoạt động BHXH để bảo về quyền lợi cho người lao động, nhà nước cần phải pháp luật hoá việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, tạo điều kiện tự chủ và chịu trách nhiệm của tổ chức BHXH về kết quả đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phù hợp với cơ chế thị trường.
Việc quản lý điều hành tăng trưởng quỹ phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn được vốn, không làm vốn bị tổn thất, còn phải làm cho vốn sinh lợi. Việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm chắc chắn,an toàn tuyệt đối, có khả năng thanh khoản cao. + Phải có lãi
+ Phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.Vì thế, các hình thức đầu tư phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải chặt chẽ theo những nguyên tắc và yêu cầu nêu trên. Thực hiện tốt việc đầu tư vốn nhàn rỗi, quỹ BHXH không chỉ có tác dụng bảo toàn và phát triển vốn mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên thực tế. Tổ chức quản lý quỹ đầu tư tăng trưởng vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doan.
- Phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng hưởng chế độ BHXH. Son người lao động muốn được hưởng quyền lợi về BHXH thì họ phải có nhiệm vụ đóng góp phí BHXH theo các phương thức thích hợp (bắt buộc hay tự nguyện, ít chế độ hay nhiều chế độ BHXH..) thường xuyên đầy đặn những tháng, năm còn tuổi lao động. Quyền lợi được hưởng phải phù hợp với mức đóng góp và thời gian đóng phí BHXH của từng người lao động theo quy định của pháp luật, vì thế để tạo nguồn tài chính ổn định cho quỹ BHXH, ngoài sự đóng góp của người lao động , người sử dụng lao động nhà nước cũng phải đóng góp vào quỹ BHXH. Trong trường hợp nhà nước thay đổi chính sách kinh tế - xã hội làm cho mất cân đối quỹ, hoặc do các
rủi ro bất khả kháng, nhà nước phải có trách nhiệm trợ giúp quỹ BHXH để đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Số tiền đóng góp phải được tính trên cơ cở số tiền lương hoặc thu nhập và được hạch toán vàoc giá thành sản phẩm. Do vậy những đơn vị sử dụng lao động chốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH không những xâm phạm đến quyền lợi BHXH của người lao động, mà còn gây ra bất bình đẳng với các đơn vị sử dụng la động thực hiện ngiêm túc đóng BHXH.
Thực hiện nguyên tắc này sẽ xoả bỏ được bao cấp trong chế độ BHXH, tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động trong các thành phần kinh tế, tạo khả năng cân đối thu, chi quỹ BHXH xoá bỏ được sự thiếu trách nhiệm giữa các doanh nghiệp nâng lương bừa bãi cho người lao động trức khi về hưu để được hưởng trợ cấp hưu trí cao hơn.
- Hoạt động BHXH không mang tính chất kinh doanh mà chỉ mang tính chất của quỹ tương hỗ bảo hiểm. Mục đích hoạt động của quỹ BHXH trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao độngkhi gặp rủi ro BHXH, sau nữa bảo đảm an toàn cho xã hội và nền kinh tế . Hoạt động BHXH chủ yếu dựa trên nguyên tắc " lấy số đông, bù số ít, mang tính chất cộng đồng tính chất xã hội giữa những người lao động trừ chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả của các chế độ BHXH, nếu quỹ không đủ bù đắp thì phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi phí trợ cấp BHXH để bảo đảm quỹ luôn luôn cân đối giữa thu và chi. Nguyên tắc cơ bản của quỹ BHXH cân đối thu với chi, chính vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ BHXH phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lợi có hiệu quả quỹ được bảo toàn và phát triển có điều kiện đảm bảo quyền lợi cho người lao động giảm được sự tài trợ của Nhà nước .
- Việc đổi mới, hoàn thiện cơ cấu chế tạo và sử dụng quỹ BHXH phải trên cơ sở thực trạng và phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội
của đất nước. Phải tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội có liên quan như chính sách lao động việc làm,chính sách thu nhập, tiền lương,tiền công chăm sóc y tế kế hoạch hoá gia đình và các chính sách kinh tế xã hội khác. Bởi vì, chính sách cơ chế quản lý xã hội của nhà nước, nó phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với mức độ phát triển của từng loại lao động (ít hay nhiều chế độ BHXH ). Đặc biệt lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do có như vậy BHXH mới tồn tại và phát triển vững chắc, phù hợp với sự phát triển của các thành phần kinh tế của đất nước.Mặt khác, nhà nước bảo trợ quỹ BHXH khi nhà nước có những chính sách thay đổi kinh tế xã hội làm mất cân đối thu, chi, quỹ BHXH hoặc các rủi ro bất khả kháng làm mất thu chi quỹ BHXH.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong tổ chức quản lý quỹ BHXH làm cơ sở cho việc cải tiến, hoàn thiện các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta trong thời gian tới.