Những quan điểm về ưu đãi xã hộ

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế - xã hội (Trang 31 - 34)

II. Ưu đãi xã hộ

2.3. Những quan điểm về ưu đãi xã hộ

a. Ưu đãi xã hội là trách nhiệm đặc biệt của toàn dân đối với những người đã hy sinh cho cách mạng.

Đây là quan điểm quan trọng nhất chi phối toàn bộ nhận thức và biện pháp thựu hiện ưu đãi xã hội.

TB-LS-CC là những đối tượng đã cống hiến cuộc đời mình, gia đình mình cho không phải một người, không chỉ một địa phương, mà là toàn bộ sự nghiệp cách mạng, cho toàn dân, cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau. Do đó, trách nhiệm thực hiện ưu đãi xã hội không phải là của riêng ai hay của riêng địa phương. Đó phải là trách nhiệm của toàn dân, của toàn xã hội.

Ưu đãi xã hội là trách nhiệm đặc biệt chứ không phải là sự ban ơn, bố thí hay chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của mỗi người, một số tổ chức trong một sớm, một chiều, khi có khi không để cuối cùng là để mặc cho gia đình TB-LS- CC tự điều tiết, tự vận động.

TB-LS-CC là đối tượng xứng đáng được hưởng thụ, được xã hội bù đắp nhưng là sự hưởng thụ theo một chế độ rõ ràng, được thể chế hoá thành pháp luật, thành chính sách. Điều đó hoàn toàn phù hợp cả về mặt pháp lý, truyền thống, "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta .

b. Nhà nước là chủ thể chính thực hiện chính sách ưu đãi xã hội.

Đã nhiều năm, chúng ta không thực hiện tốt quan điểm này, và do đó đã để lại nhiều khiếm khuyết.

- Trước hết, đó là điều Nhà nước phó thác trách nhiệm này cho các tỉnh, thành phố; tỉnh, thành phố thì phó thác trách nhiệm cho các Quận, Huyện; còn Quận, Huyện thì phó thác trách nhiệm cho các Xã, Phường. Có nơi xã phường còn giao hẳn cho làng, thôn lo, hoặc các địa phương giao cho các xí nghiệp Nhà nước lo. Bế tắc trong sự chăm lo tới TB-LS-CC chính là từ đó. Cơ sở tự điều tiết, tự xoay sở lấy, nhưng khả năng của cơ sở thì mỗi nơi mỗi khác và rất hạn chế.

- Thứ hai, vai trò của nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội còn xuất phát từ quá trình đổi mới kinh tế cả trong khu vực nông nghiệp tập thể và trong khu vực kinh tế quốc doanh. Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế tất yếu phải đổi mới cơ chế, chính sách xã hội.

- ở Nông thôn kể từ NQ10/BCT trở về trước, hợp tác xã nông nghiệp, mặc dù là một tổ chức kinh tế tập thể, nhưng lại là tổ chức mà xã giao cho trách nhiệm thực hiện các hoạt động văn hoá xã hội dịa phương. Đây là một trong những lý do dẫn đến nhiều tiêu cực, hạn chế phát huy tác dụng vừa không có điều kiện làm tốt chính sách ưu đãi xã hội, vừa làm thui chột mọi động lực lợi ích của người lao động. Đây là nguyên nhân làm chậm bước tiến của sản xuất, tăng trưởng chậm, quỹ xã hội vừa khó tăng lên, vừa chỉ có quy mô nhỏ bé (quỹ này trích theo phần trăm trong tổng thu nhập của hợp tác xã). Vậy thì ở đây, trách nhiệm ưu đãi thuộc về Nhà nước (dù là trung ương hay địa phương), thuộc về toàn dân, nhưng thực tế chỉ có bộ phận nông dân tập thể thực hiện.

Giao trách nhiệm thực hiện ưu đãi xã hội cho một tập thể, một bộ phận lo, phó thác cho mỗi địa phương tự vận động xoay xở và đang để lại nhiều vấn đề khiếm khuyết, đòi hỏi phải quy tụ vào một đầu mối . ở đó, phải thể hiện được trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội, vừa đại diện được trách nhiệm của toàn dân, vừa phát huy được lòng nhân ái, tính cộng đồng, tình cảm tốt đẹp của địa phương. Đầu mối đó phải là Nhà nước.

c. Chính sách ưu đãi xã hội phải thể hiện công bằng xã hội.

Vấn đề ưu đãi xã hội phải được xem xét và giải quyết trên quan điểm đảm bảo công bằng xã hội, công bằng trong cả ưu đãi vật chất và ưu đãi về mặt tinh thần.

Trong kinh tế thị trường, mọi hưởng thụ (phần lớn) đều thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động và kết quả lao động. Nhưng với đối tượng ưu đãi là xã hội thì nguyên tắc hưởng thụ mang tính đặc biệt. Quan điểm công bằng xã hội ở đây là có sự hy sinh cống hiến cho xã hội thì xã hội phải có trách nhiệm vật chất và tinh thần với họ.

Cái mà họ cống hiến, hy sinh là vô giá. Cái mà họ đã mất (sức lao động) cũng là cái họ không thể lấy lại được hoặc ít có khả năng lấy lại được. Do đó, cái quý nhất của họ mất đi thì chính là cái mà xã hội có được. Bởi vậy họ xứng đáng được hưởng chính sách ưu đãi của xã hội theo một chế độ thích đáng, ổn định cho cả đời họ và con cái họ. Đó là lẽ công bằng xã hội, điều này cũng phải được xem xét như một nội dung quan trọng của tái sản xuất sức lao động xã hội, trong đó quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là tái sản xuất những giá trị tinh thần, lý tưởng và truyền thống tốt đẹp.

Thực hiện công bằng trong ưu đãi xã hội là thực hiện phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội. Đồng thời do không phải là việc riêng của Nhà nước, do đó cần có sự kết hợp của Nhà nước - địa phương và nhân dân cùng tham gia.

d. Ưu đãi xã hội là việc đầu tư xã hội nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.

Thực hiện ưu đãi xã hội bằng những phương pháp đúng đắn có tác dụng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp giáo dục sâu sắc ý thức trách nhiệm công dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ tương lai.

Mục tiêu của ưu đãi xã hội là mục tiêu chính trị xã hội góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài. Do vậy, thực hiện ưu đãi xã hội không những chỉ đền ơn đáp nghĩa, thực hiện nghĩa vụ công dân, công bằng

xã hội, đối xử tình nghĩa với người có công, mà còn có tác dụng sâu sắc đối với thế hệ con cháu về lòng ơn nghĩa, "uống nước nhớ nguồn". Kính trọng sự hy sinh to lớn của những người có công với dân, với nước là góp phần xây dựng truyền thống đẹp đẽ của dân tộc; góp phần ổn định và phát triển xã hội. Như vậy, ƯĐXH được xem là một quốc sách

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế - xã hội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w