Sự ra đời tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế - xã hội (Trang 61 - 66)

II. Tài chính bảo hiểm xã hội.

2.2.Sự ra đời tồn tại và phát triển.

Chúng ta đều biết, quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có 2 nguồn chính: Nguồn đóng góp của các đối tượng thuộc diện bắt buộc (gọi tắt là nguồn bắt buộc) theo quy định và nguồn đóng góp của cac đối tượng tự nguyện (gọi tắt là nguồn tự nguyện). Về mặt hình thức hai nguông này tuy khác nhau về phạm vị, đối tượng và mức độ đóng góp, song nội dung kinh tế - xã hội lại tương đối đồng nhất với nhau đó là:

- Cả hai nguồn này có chung mục đích là hình thành quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH. Quỹ này được hình thành do các bên tham gia đóng góp, là một quỹ tài chính trung gian, độc lập với Ngân sách Nhà nước.

- Mức thu BHXH từ 2 nguồn này và quy chế chi trả cho các chế độ bảo hiểm đều do nhà nước quy định, quỹ hach toán độc lập theo nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước, chi sau phần thiếu hụt được ngân sachs nhà nước hỗ trợ.

Vì vậy, quỹ BHXH vừa mang nội dung kinh tế vừa mang tính xã hội rất đậm nét. Quỹ luôn luôn được bảo tồn và phát triển đảm bảo đủ lượng tiền tệ cần thiết chi trả cho các chế độ BHXH đúng thời gian đối tượng và đủ số lượng.

Phần quỹ tạm thời nhãn dỗi được phép đầu tư phát triển kinh tế quốc dân . Các hoạt đầu tư đều theo quy định của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. Nội dung này cũng mang ý nghĩa kinh tế xã hội.

Từ phân tích trên có thể thấy rõ, dù qũy BHXH được hình thành từ nguồn bắt buộc hay tự nguyện và mục đích để chi trả cho các chế độ này thì đều có những nội dung kinh tế - xã hội nêu trên. Vì vậy, quỹ được quản lý tập trung thống nhất là phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Chi của quỹ BHXH cho các chế độ:

Quỹ được hình thành để chi cho các chế độ BHXH theo nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước, chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong ơhạm vi có nguồn thu, thu của chế độ nào thì chi cho chế độ đó.

Hiện nay, BHXH nước ta đã áp dụng cho 5 chế độ. Cả 5 chế độ này đều có nguồn thu để chi trả , trong đó 15% đề chi trả cho 2 chế độ hưu trí và tử tuất, thu 5% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nội dung kinh tế - xã hội của các chế độ này như sau:

Chế độ trợ cấp hưu trí và tử tuất bắt nguồn từ việc bảo hiểm nguồn thu nhập cho người lao động khi đã già yếu hết tuổi lao động, mât sức lao động vĩnh viễn và qua đời ma bất kỳ người lao động nào cũng phải trải qua . Trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất thuộc về người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Vì còn khoẻ, người lao động làm việc cho người sử dụng lao độn, khi về già , người sử dụng lao động phải có một phần trách nhiệm đảm bảo cho cuộc sống của họ. Việc tiến hành bảo hiểm hưu trí và tử tuất nếu không có tổ chức bảo hiểm bắt buộc của xã hội, của nhà nước thì bản thân người lao động cũng phải tụ mình lo bảo hiểm để đảm bảo sự ổn định của cuộc sống, lục già yếu, lúc qua đời, không gây khó khăn cho gia đình và xã hội.

Đặc điểm của bảo hiểm hưu trí và tử tuất là nó thực hiện sau quá trình lao động, quan hệ phân phối tính chất hoàn trả, lợi ích hưởng thu tương ứng với nghĩa vụ đóng góp. Như vậy bản chất kinh tế xã hội của quỹ BHXH chi cho chế độ hưu trí và tử tuất phản ánh quan hệ kinh tế (quan hệ lợi ích) giữa những ngưòi lao động người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm và Nhà nước. Bởi vì, người lao động, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất là nhằm mục đích lâu dài đảm bảo ổn định cuộc sống cho bản thân người lao động và khi gia đình họ già yếu không còn thu nhập từ lao động. Mức hưởng trợ cấp hưu trí phu thuộc vào mức đóng góp và thời gian thu phí bảo hiểm ít hay nhiều, còn thời gian hưởng hưu trí là không có giới hạn, hưởng đến khi chết. Nhưng tuổi thọ của những người lại khác nhau nên tính hoàn trả không đồng đều. Cùng thời gian đóng phí bảo hiểm như nhau có người sống lâu hơn được hưởng hưu trí nhiều hơn thậm chí nhiều hơn cả mức đóng góp. Phần hưởng nhiều hơn đó được quỹ BHXH đảm bảo. Thực chất là lấy tiền đóng BHXH của số đông người lao động trong độ tuổi để nuôi số ít người về hưu. Đó là tính chất xã hội, tính cộng đồng của BHXH.

Từ nội dung kinh tế - xã hội của bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm tử tuất cho thấy khoản tiền người lao động đóng BHXH gọi là (phí bảo hiểm ) để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là một bộ phận cấu thành của tiền lương, hàng tháng người lao động nộp vào quỹ BHXH. Vì vậy, phải xác định đúng mức phí bảo hiểm cấu trong tiền lương để người lao động có khả năng đóng BHXH là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển BHXH của một quốc gia, vì nó quyết định mức cân đối quỹ và đảm bảo mức hoàn trả để ổn định cuộc sống lúc về già của người nghỉ hưu và sự cân đối của quỹ. Vì thế, khi tính toán , xác định mức đóng góp bảo hiểm hưu trí và tử tuất phải phù hợp với khả năng đóng góp của từng loại lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, khi tính phí phải phù hợp với quan hệ cung cầu của thị trường sức lao động để có dự kiến, cơ cấu đủ phí bảo hiểm hưu trí và tử tuất vào tiền lương, tiền công

trả cho người lao động còn một phần hạch toán vào giá thành sản phẩm để tạo nguồn tài chính cho người sử dungj lao động đóng góp.

Mặt khác, phải tính đến việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH vì từ ki người lao động tham gia vào bảo hiểm đến khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí phải trải qua thời gian dài 30 năm. Số dư của quỹ BHXH thực chất là số tiền ứng trước của người lao động và người sử dụng lao động cho mục đích bảo hiểm hưu trí. Trong suốt thời gian 30 năm đó, quỹ vẫn thuộc sở hữu người lao động có tham gia đóng góp quỹ vẫn thuộc sở hữu người lao động có tham gia đóng góp. Vì thế, tiền sinh lời từ vốn nhàn rỗi này không được sử dụng cho mục đích khác, sai bản chất của bảo hiểm hưu trí và tử tuất.

Trong quá trình lao động, người lao động thường gặp phải rủi ro bất ngờ không lường trước được như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm giảm hoặc mất khả năng lao động tạm thời đối với những trường hợp nhẹ, hoặc mất khả năng lao động vĩnh viễn, chết người đối với trường hợp nặng.

Nguyên nhân dẫn đên rủi ro bất ngờ đối với người lao động có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khác quan của người lao động hoặc người sử dụng lao động gây ra. Ví dụ: Tai nạn lao động có thể do nguyên nhân chủ quan của người lao động không tôn trọng kỷ luật lao động an toàn lao động để xảy ra tai nạn lao động; cũng có thể do nguyên nhân khách quan như nồi hơi bị nổ, sự cố về điện, máy móc gây tai nạn; cũng có thể do công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp phòng chống độc hại không tốt dẫn đến người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp….

Như vậy, trong các nguyên nhân kể trên, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ phía người sử dụng lao động gây nên. Hậu quả khi sảy ra các rủi ro đó người lao động không những mất nguồn thu nhập từ lao động mà còn phải tăng thêm chio phí cho việc chăm sóc y tế, bị nặng thì mang tàn phế suốt đời hoặc chết người. Còn đối với người sủ dụng lao động , khi người lao động bị rủi ro đó gây ra không những ảnh hưởng đến kế hoạch, kết quả sản xuất mà còn phải bỏ ra nhiều chi phí khác để khắc phục hậu quả đột xuất do các đ đó gây ra không

những ảnh hưởng đến kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh mà còn phải bỏ ra nhiều chi phí để khắc phục hậu quả đột xuất do các rủi ro đó gây ra làm cho tình hình tài chính của đơn vị ngày càng khó khăn hơn.

Để có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao động trong khi bị ốm đau, tai nạn la động và bệnh nghề nghiệp, ổn định kinh tế, tài chính cho người sử dụng lao động tất yếu phải có quỹ bảo hiểm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trích nộp phần thu nhập để tạo lập quỹ bảo hiểm tại đoen vị hoặc đóng góp vào quỹ BHXH cho các mục đích trên.

Thông thường, để ổn định kinh tế cho doanh nghiệp, phí bảo hiểm để tạo lập quỹ bảo hiểm cho các rủi ro này được nhà nước cho phép hạch toán vào giá thành sản phẩm để người tiêu dùng gánh chịu. Tính chất độc hại không an toàn trong sản xuất kinh doanh gây ra ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động sảy ra khác nhau ở các ngành, các doanh nghiệp. Nhưng do nhu cầu của sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cuộc sống mang tính chất xã hội, vì thế mọi doanh nghiệp, mọi thành viên xã hội tiêu dùng sản phẩm đều phải có nghĩa vụ đối với bảo hiểm cho người lao động khi sảy ra rủi ro ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy bản chất kinh tế xã hội của các chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và obệnh nghề nghiệp. Như vậy bản chất kinh tế xã hội của chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phản ánh mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động và Nhà nước thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ BHXH nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động và ổn định sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động và xã hội.

Qua phân tích bản chất tài chính BHXH có thể rút ra một số đặc điểm tạo lập và sử dụng quỹ BHXH như sau:

- Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời, tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm

giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời cho nên các hoạt động của quỹ BHXH không thể áp dụng luật doanh nghiệp.

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả, tính chất hoàn trả và không hoàn trả cho mọi đối tượng thường lớn hơn so với mức phí đóng góp. Đó là thể hiện tính chất xã hội của các hoạt động BHXH.

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sủ trong thời kỳ nhất định của đất nước. Trình độ kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì các chế độ BHXH được áp dụng ngày càng mở rộng, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động ngày càng được nâng cao và khi kinh tế phát triển, người lao động có thu nhập cao càng có điều kiện tham gia đóng BHXH.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế - xã hội (Trang 61 - 66)