III. Tài chính BHXH với tài chính doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.
3.1. Ngân sách nhà nước.
Để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa quỹ BHXH và Ngân sách nhà nước ta phải làm rõ khái niệm và đặc điểm chủ yếu của Ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung vào phần thu nhập quốc gia nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của nhà nước ( ngân sách nhà nước) và phân phối sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước cho viểctang trải các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng Kinh tế xã hội theo kế hoạch của nhà nước.
Ngân sách nhà nước là khâu tài chính giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước ra đời, tồn tại và hoạt động gắn liền với
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước tức là Ngân sách nhà nước gắn với chủ thể duy nhất, đó là Nhà nước.
- Ngân sách nhà nước mang tính pháp lý cao. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn với quyền lực chính trị, kinh tế của nhà nước và được tiến hành trên cơ sở pháp luật quy định.
- Phân phối của Nhà nước chủ yếu là phân phối lại và không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
- Các quan hệ phân phối của ngân sách Nhà nước phản ánh lợi ích của xã hội, lợi ích quốc gia (lợi ích chung) và nó chi phối các lợi ích khác nhằm đảm bảo cho nề kinh tế - xã hội của đất nước ổn định, phát triển với tốc độ cao.
Từ những đặc điểm chủ yếu của quỹ BHXH và ngân sách nhà nước ta đã rút ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữ Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH như sau:
Những điểm giống nhau:
- Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH là những khâu tài chính độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia , có cùng bản chất, chức năng và mối quan hệ hữu cơ trong quá trình tạo lập và sử dụng Ngân sách Nhà nước va quỹ BHXH cho mục đích hoạt động của từng quỹ.
- Hoạt động của Ngân sách nhà nước và quỹ BHXH đều không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời mà hoạt động của chúng mang tính chất hành chính sự nghiệp, nhắm phục vụ lợi ich của Nhà nước, mục đích của người lao đông theo mục đích sử dụng của mỗi quỹ.
- Việc tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà nước vfa quỹ BHXH đều biểu hiệnh dưới hình thức tiền tệ (giá trị), thu - chi của Ngân sách Nhà nước và theop quỹ BHXH được quy định bằng pháp luật và quản lý theo nguyên tắc cân đối giữa thu và chi.
- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH khác nhau. Ngân sách Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế x- xã hội của Nhà nước. Bộ máy nhà nước càng lớ, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được mở rộng thì thu chi quỹ ngân sách của Nhà nước càng lớn. Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, đối với quan hệ mướn nhân công. Khi kinh tế phát triển thu nhập tiền lương càng cao thì phạm vi các chế đoọ BHXH càng mở rộng, mức độ thoả mãn cho người lao động của bảo hiểm càng cao. Đây là cơ sở khách quan cho sự ra đời, phát triển của BHXH, cũng phải là cơ sở do định hướng phát triển BHXH trong thực tiễn.
Mặt khác, điều này còn cho thấy trước đây coi BHXH là một nội dung thu, chi của Ngân sách Nhà nước là không đúng với bản chất của BHXH, mà còn gây ra tư tưởng ỷ lại, bao cấp về BHXH đã trở thành gánh nặng của Ngân sách. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tồn tại này ngày càng bộc lộ rõ nét những khuyết tật cố hữu. Việc táh quỹ BHXH trở thành quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước và phù hợp với thực tiễn nước ta với xu hướng phát triển BHXH trên thế giới.
- Tính chất pháp lý của quỹ Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH khác nhau: Quan hệ phân phối của quỹ Ngân sách Nhà nước mang tính chất pháp lý cao, chủ yếu dựa vào quyền lực chính trị kinh tế của nhà nước. Nhà nước ban hành các pháp lệnh để thực hiện thu, chi va quản lý ngân sách Nhà nước. Kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm đều do Quốc hội quyết định, phê chuẩn. Còn quan hệ phâ phối của quỹ BHXH mang tính chất pháp lý lớn hơn Ngân sách Nhà nước. Thu, chi BHXH đều được Nhà nước quy định bằng pháp luật, nhưng chủ yếu dựa vào quan hệ lợi ích của những người tham gia BHXH, không tham gia BHXH thì không được hưởng, dù các rủi ro có thuộc phạm vi hoạt động của BHXH, Điều này hoàn toàn khác với quan hệ phân phối của Ngân sách Nhà nước. Riêng nội dung thu BHXH tính
pháp lý chưa cao được thể hiện rất rõ. Nhiều đối tượng thuộc diện tham gia đóng BHXH nhưng vẫn không đóng, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh.
- Quan hệ phân phối của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là phân phối lại và không mang tính chất hoàn trả. Chủ thể đóng góp và hưởng thụ Ngân sách Nhà nước tác rời nhau ( trừ quan hệ tín dụng nhà nước). các chủ thể có nghĩa vụ đóng góp các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước do Pháp luật quy định không được nhà nước hoàn trả trực tiếp. Ngược lại các chủ thể được hưởng thụ các khoản chi ngân sách Nhà nước cũng không phải hoàn trả lại số tiền ma nhà nước đã chi. Đây là cơ sở khách quan cho hiện tượng trốn lậu các khoản thu nộp Ngân sách Nhà nước và lãng phí, thất thoát kém hiệu quả trong quản lý Ngân sách Nhà nước, phải có biện pháp khắc phục quan hệ phân phối của quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa không mang tính chất hoàn trả. Việc hoàn trả không mang tính chất được quy mô về thời gian và không gian, có trường hợp mức hoàn trả lớn hơn nhiều lần so với phí bảo hiểm đóng góp (nó mang tính chất xã hội, mang tính chất cộng đồng). đặc điểm này đã chi phối đến quá trình quản lý hoạt động BHXH.
- Quan hệ phân phối của Ngân sách Nhà nước được phản ánh quan hệ lợi ích của xã hội , lợi ích quốc gia và chi phối các quan hệ lợi ích bộ phận, lợi ích cá nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển ổn định tốc độ cao. Còn quan hệ phân phối của BHXH trươc hết là vì lợ ích của người lao động tham gia BHXH sau đó mới đến lợi ích của đơn vị, lợi ích của xã hội.
Từ sự phân biệt giống nhau và khác nhau giữa Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH, có thể rút ra kết luận.
- Quỹ BHXH không thuộc nội dung thu, chi của ngân sách nhà nước nó tồn taị độc lập với Ngân sách Nhà nước .
- Quỹ BHXH và Ngân sách Nhà nước đều là những khâu tài chính độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia, mỗi khâu tài chính đều có một chủ thể riêng. Trong đó, Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính giữ vai trò chủ đạo, phản ánh
lợi ích của xã hội, lợi ích quốc gia. Còn quỹ BHXH chỉ phản ánh lợi ích của các bên tham gia đõng BHXH.