Cơ cấu kinh tế theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 117 - 122)

36 Theo ước tính của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương

3.3.3.1 Cơ cấu kinh tế theo loại hình doanh nghiệp

- Cơ cấu GDP theo thành phần sở hữu thay đổi rất ít trong thập kỷ vừa qua, với tỷ trọng của khu

vực nhà nước giảm nhẹ và được bù lại bởi sự tăng nhẹ tỷ trọng của khu vực đầu tư nước ngoài

Cơ cấu GDP theo sở hữu tương đối ổn định, tỷ trọng của khu vực nhà nước giảm nhẹ từ 40,8% trong năm 2000 xuống 37,8% trong năm 2009, tỷ trọng của khu vực tư nhân đứng ở mức ổn định 48-49% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 10,8% lên 13,4% trong giai đoạn 2000-2009. Khu vực nhà nước, mặc dù giảm về số lượng doanh nghiệp do quá trình cổ phần hoá, nhưng không giảm về quy mô do các doanh nghiệp được củng cố, sáp nhập lại và tạo thành các tổng công ty, tập đoàn nhà nước và được bơm thêm vốn để tạo tính kinh tế theo quy mô. Ngược lại, khu vực kinh tế tư nhân mặc dù tăng nhanh về số lượng và sử dụng nhiều lao động hơn, vẫn thiếu sự năng động để trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế.

- Cơ cấu bất cân đối với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ lớn vốn đầu tư nhưng tạo ra doanh thu và việc làm khiêm tốn

Theo báo cáo “ Thực hiện chính sách và Luật Tài sản công và Quản lý vốn trong các Tổng Công ty và Tập đoàn Nhà nước” của Uỷ ban Thường vụ quốc hội (NASC, tháng 11 năm 2009), trong giai đoạn 2005-2007, các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 51,3% tổng vốn đầu tư nhưng chỉ đóng góp có 35,4% doanh thu và 28,3% việc làm. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân lại tạo ra nhiều thu nhập và việc làm hơn trong khi lại chiếm tỷ trọng vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước.

Hình 3.25: Tỷ trọng vốn, thu nhập và lao động của doanh nghiệp theo sở hữu (2005 – 2007)

Khu vực ngoài nhà nước cũng vượt trội hơn khu vực nhà nước trong sản xuất công nghiệp, đây cũng được coi là một lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển của Việt Nam hướng tới công nghiệp hoá. Vào năm 1995, khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nuớc có cùng tỷ trọng về giá trị sản xuất công nghiệp. Nhưng vào năm 2009, tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước đã cao hơn ba lần so với khu vực nhà nước. Đóng góp của khu vực nhà nước vào tăng trưởng công nghiệp giảm mạnh từ trên 40% trong năm 1995 xuống dưới 10% trong năm 2009.

- Trọng tâm đầu tư khác nhau giữa các thành phần kinh tế

Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước trong năm 2009:

- Giao thông vận tải và các dịch vụ tiện ích (điện, nước, v.v.) chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất của khu vực nhà nước (20% tổng vốn đầu tư cho mỗi lĩnh vực), thể hiện tính chất thâm dụng vốn của khu vực này. Các lĩnh vực dịch vụ công khác như dịch vụ hành chính công, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư. Trong khi tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực này khá cao so với tổng đầu tư ngân sách, nhưng tỷ trọng trong tổng đầu tư công vẫn tương đối nhỏ do tỷ trọng quá lớn của đầu tư hạ tầng trong tổng đầu tư công.

- 40% tổng vốn đầu tư còn lại được phân chia như sau: công nghiệp chế tác chiếm 10%, khai mỏ: 7%, nông nghiệp: 5,4%. Tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng tương đối cao – lên tới 7,4% trong khi đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công nghệ chỉ chiếm có 1,6%.

Hình 3.26: Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước theo lĩnh vực, 2009

Cơ cấu đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài :

- Trong năm 2009, vốn đầu tư của khu vực này tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản (34% tổng vốn đăng ký) và nhà hàng, khách sạn (40%) - cả hai lĩnh vực này chiếm tới ba phần tư tổng số vốn đăng ký của khu vực này trong năm 2009.

- Trong một phần tư còn lại, phần lớn nhất được đổ vào lĩnh vực chế tác: 17%. So với cả thời kỳ 1988-2009, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực chế tác là 45,6%, trong khi tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, khách sạn chỉ chiếm có 33%. Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển nhanh của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực mang tính chất đầu cơ.

- FDI đổ vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ tiện ích còn rất hạn chế (chỉ chiếm 0,6% và 0,8%). Điều này cho thấy những lĩnh vực này hoặc là kém hấp dẫn hoặc là còn tồn tại nhiều rào cản đối với FDI.

Hình 3.27: Cơ cấu đầu tư khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực, 2009

Cơ cấu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước:

Cơ cấu đầu tư của khu vực này ít thay đổi. Năm 2005, các lĩnh vực chính thu hút đầu tư của khu vực này là thương mại, nông nghiệp và khai thác than như minh hoạ trong Hình dưới đây.

Cho tới nay, 65% tổng vốn đầu tư của khu vực này vẫn được tập trung vào những lĩnh vực như thương mại, nhà hàng, khách sạn, xây dựng, vận tải, khai thác than, viễn thông, chế biến thuỷ sản (theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng vốn như giao thông vận tải hay hạ tầng tiện ích. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung vào các lĩnh vực mang tính ngắn hạn và dịch vụ nhiều hơn, ví dụ như bán lẻ, nhà hàng khách sạn, bất động sản… Các doanh nghiệp FDI ban đầu tập trung vào các ngành chế tác thay thế nhập khẩu nhưng sau đó chuyển dịch sang các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, và gần đây là chuyển dịch mạnh mẽ sang bất động sản.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 117 - 122)