Thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 65 - 66)

100 nghìn trẻ đẻ sống (%ooo)

3.2.1.3. Thể chế chính trị

- Mức độ ổn định chính trị cao

Việt Nam được xếp hạng mức độ ổn định chính trị cao theo xếp hạng của Chỉ số CCI của WEF và Chỉ số điều hành toàn cầu của WB (theo WB, xếp hạng của Việt Nam chỉ đứng sau Xingapo và trên nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc). Trong lĩnh vực này, Việt Nam là nước ổn định hơn nhiều so với các nước có cùng mức độ phát triển trong khu vực, đó là một lợi thế quan trọng để Việt Nam thu hút đầu tư và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình.

- Hiệu quả của hệ thống chính trị ở mức trung bình

Các chỉ số về hiệu quả của hệ thống chính trị Việt Nam được xếp hạng trung bình. Ví dụ, theo CCI 2009, chỉ số minh bạch chính sách xếp hạng thứ 45 năm 2009 (so với vị trí thứ 32 trong năm 2008); lãng phí trong chi tiêu chính phủ xếp hạng thứ 37; thiên vị trong các quyết định của Chính phủ xếp hạng thứ 34.

- Mức độ phân cấp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến phân tán quyền lực giữa các cơ quan Chính phủ và các địa phương và tình trạng áp dụng chính sách và quy định không nhất quán giữa các cấp và các địa phương

Việt Nam được đánh giá có mức độ phân cấp trong việc ra quyết định chính sách tương đối cao (xếp thứ 25 trong CCI 2009). Ở Việt Nam, cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường đã được phân cấp cho các địa phương ngay từ khi tiến hành chuyển đổi nền kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách này được thực hiện từng bước, bắt đầu từ giữa thập kỷ 90 và được đẩy mạnh từ năm 2001, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phân cấp cho các địa phương chưa cân nhắc tới năng lực tài chính, nguồn lực của địa phương, trong khi thiếu chế tài giám sát từ trung ương, thiếu tiêu chí đánh giá nên dẫn đến tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực, nhất là vốn và đất đai kém hiệu quả. Những nỗ lực cải cách phân cấp này cũng dẫn tới việc thực hiện các quy định pháp luật không thống nhất và đưa ra các yêu cầu khác nhau giữa các tỉnh, đặc biệt về vấn đề cấp phép và quản lý đất đai. Một ví dụ về việc thực hiện không thống nhất các quy định pháp luật là việc đưa ra các quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư của địa phương vượt ra ngoài các quy định của nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, nhiều tỉnh đã phá rào, đưa thêm nhiều quy định khuyến khích đầu tư, từ ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế và giảm tiền thuê đất. Trong số 48 tỉnh Bộ Tài chính khảo sát năm 2006, 32 tỉnh ban hành thêm các văn bản pháp lý trái luật nhằm quy định các ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư. Hầu hết các khuyến khích đầu tư liên quan tới đất đai và thuế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong số 32 tỉnh trên, 18 tỉnh vi phạm các quy định về ngân sách, 21 tỉnh đưa ra những ưu đãi về đất đai nằm ngoài những quy định của chính sách đất đai quốc gia, 11 tỉnh vi phạm quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp; và nhiều tỉnh có nhiều hơn 2 vi phạm. Hầu hết các tỉnh đưa ra các khuyến khích rất hào phóng về phí sử dụng đất và mở rộng thời kỳ miễn giảm thuế lên tới 10-20 năm (theo Vũ Thành Tự Anh, 2007).

Trường hợp của Việt Nam cho thấy chỉ số phân cấp cao không đồng nghĩa sẽ tốt cho chỉ số thể chế chính trị, trái với Xingapo, nơi có chỉ số phân cấp thấp nhưng chỉ số thể chế chính trị và quan trọng hơn cả là NLCT vĩ mô vẫn rất cao. Đây cũng là điểm yếu nữa của Việt Nam, có thể tác động không tốt đến cải thiện các chỉ số NLCT vĩ mô.

- Tiếng nói và trách nhiệm giải trình thấp

Đây là là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam vì trước đây người dân đã quen cách ứng xử “tuân thủ” mệnh lệnh hành chính của các cấp chính quyền. Tương tự như vậy, trách nhiệm giải trình của các cấp hành chính còn yếu, không thỏa mãn yêu cầu của công chúng. Tuy quy chế dân chủ ở cơ sở15 đã có hiệu lực từ năm 1998, nhưng tham gia của người dân chưa tích cực và hiệu quả, trong khi chính quyền chưa khuyến khích (thiếu động lực), lôi cuốn sự tham gia của người dân vào đối thoại và giám sát thực thi chính sách. Vấn đề là đến nay vẫn chưa có chế tài hữu hiệu

15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) đã ban hành các nghị quyết số 45/1998, số 55/1998 và số 60/1998 giao cho Chính phủ ban hành các Nghị định về thực hiện Quy chế Dân chủ ở 3 loại hình cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w