36 Theo ước tính của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương
3.3.1.3 Các điều kiện cầu
- Thị trường lớn và tăng trưởng nhanh
Bức tranh về cầu nhu cầu nội địa phản ánh cả mức sống tăng lên và yêu cầu của người tiêu dùng cũng cao hơn. Phần thảo luận về mức sống tăng lên trong phần 2.1 đã cho thấy có một tầng lớp trung lưu đang nổi lên ngày càng đông, trong khi quy mô thị trường cũng được mở rộng. Chỉ số Phát triển bán lẻ toàn cầu của A.T.Kearney (GRDI) xếp Việt Nam ở hạng 14 trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 2010.
- Yêu cầu và sự khắt khe của người tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, nhưng vẫn ở mức thấp
Hình 3.23: Mô hình phát triển thị trường của Việt Nam, CCI 2001-2009
Hình 3.23 cho thấy trên thực tế, các khách hàng nội địa ngày càng có yêu cầu cao và khó tính hơn.Các “tiêu chuẩn quản lý chất lượng” và “trình độ marketing” hầu như không có sự thay đổi theo thời gian (trừ sự biến động đột ngột về trình độ marketing từ năm 2008 sang năm 2009 mà rất khó tìm nguyên nhân lý giải cho sự biến động này, có thể là do vấn đề số liệu), Trong khi đó, hai chỉ số về “mức độ hướng tới khách hàng” và “sự khó tính của người tiêu dùng” biến động theo hình chữ U. Đầu những năm 2000, Việt Nam đạt điểm khá cao về những chỉ số này, rồi giảm đều đến thời điểm 2006. Từ 2006, sự phát triển chung của của cả hai chỉ số này đã tăng cao trở lại. Kết quả này cho thấy, ít nhất theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc hình thành một thị trường hàng hoá và sản phẩm với những sự thay đổi trong các điều kiện nhu cầu và các công ty cũng đã hướng về khách hàng nhiều hơn. Kết quả của sự mở rộng nhu cầu này sẽ thúc đẩy cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường, khi các công ty nước ngoài gia nhập thị trường nhiều hơn trước sự hấp dẫn và tăng trưởng nhanh của thị trường. Mặt tích cực của xu thế này là nó thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo liên tục để duy trì và mở rộng thị phần.