Tinh thần kinh doanh 1 Thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 49 - 50)

10 Phần này sử dụng một số phân tích và số liệu do Tiến sỹ Manuel Albaladejo (UNIDO) cung cấp Xin tham khảo tài liệu Albaladejo, M 20, “So sánh khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam”, tài liệu của UNIDO đóng

2.2.3Tinh thần kinh doanh 1 Thành lập doanh nghiệp

2.2.3.1 Thành lập doanh nghiệp

- Số lượng và quy mô các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước thành lập mới tăng lên nhanh chóng, đặc biệt kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000

Nhờ các quy định nới lỏng các hạn chế và điều kiện gia nhập thị trường, sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2000 được ban hành, số lượng đăng ký doanh nghiệp đã tăng nhanh và liên tục. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trong 3 năm từ 2000-2002 đã vượt qua tổng số doanh nghiệp trong 10 năm trước đó. Ngay cả trong thời kỳ nền kinh tế chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn tăng cao hơn năm trước đó, đạt trên 51.000 doanh nghiệp. Theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KHĐT, tính đến cuối năm 2009, số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân vào khoảng 355.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 272.680 được cho là đang tồn tại và hoạt động (thanh toán thuế).

Như trong Hình 2.36, cùng với làn sóng đăng ký kinh doanh là sự tăng vọt về vốn đầu tư, đặc biệt kể từ khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 có hiệu lực, theo đó các thủ tục đăng ký gia nhập thị trường tiếp tục được đơn giản hóa và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần sở hữu được hoạt động trong cùng một khung quản trị công ty chung. Vốn điều lệ trung bình của một công ty ở thời điểm đăng ký năm 2001 là 1,29 tỷ VND/ doanh nghiệp thì con số này đã tăng lên 3,17 tỷ VND/ công ty vào năm 2006 và lên tới 11,6 tỷ VND/ doanh nghiệp năm 200811.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 49 - 50)