Đứng thứ nhì là Malaysia có tỷ lệ thu ngân sách khoảng % GDP.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 75 - 77)

Bảng 3.7 cho thấy tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển đã giảm nhẹ trong giai đoạn 2005 – 2008, nhưng vẫn ở mức cao. Chi đầu tư vốn chiếm 91% tổng chi đầu tư phát triển trong năm 2008.

Bảng 3.7: Cơ cấu chi ngân sách (%) 2005 2008 Tổng chi ngân sách 100 100 Chi đầu tư phát triển 30.2 27.5 Trong đó: chi đu tư vn 27.7 25.2 Các dịch vụ kinh tế xã hội 50.4 52.3 Trong đó: Giáo dc đào to 10.9 12.9 Y tế 2.9 4

Khoa hc công ngh môi trường 1 1.6 Lương hưu và phúc li xã hi 6.8 10.2

Khác 28.8 23.7

Các khoản dự phòng 0 0

Khác 19.5 20.2

Ngun: B Tài chính Vit Nam

Ghi chú: S liu 2008 tính ti hết Quý 3

Ở một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, khát vốn và có dân số trẻ như Việt Nam thì năng lực sử dụng vốn một cách hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm, và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp là những tiền đề thiết yếu để cải thiện NLCT cho nền kinh tế. Tuy nhiên, phần phân tích trên đây đã chỉ ra việc đầu tư tăng rất nhanh nhưng kém hiệu quả đã gây sức ép lạm phát và đặt gánh nặng lên vai chính sách tiền tệ, được minh chứng qua những bất ổn vĩ mô trong hai năm 2007 – 2008.

3.2.2.3 Chính sách tiền tệ

- Cung tiền và tín dụng mở rộng

Nhìn chung, Việt Nam đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong suốt thập niên vừa qua. Trong giai đoạn 2004 – 2009, tốc độ tăng tín dụng và cung tiền (M2) trung bình là 37% và 32% (Bảng 3.5). Tốc độ tăng này cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng tín dụng và cung tiền của Trung Quốc, là nền kinh tế tăng trưởng nóng nhất thế giới trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân cơ bản của chính sách nới lỏng tiền tệ này là để hỗ trợ cho chính sách tài khóa mở rộng và đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế luôn khát vốn đầu tư. Kết quả của chính sách vĩ mô trong giai đoạn 2000 – 2009 này là tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (7,3%). Tuy nhiên, cái giá phải trả là các mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng như đã phân tích ở các phần trên.

Cần lưu ý là bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam xảy ra trước khủng hoảng tài chính thế giới. Nguyên nhân chính gây ra lạm phát hai con số trong hai năm 2007 và 2008 là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả nhưng lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn23. Vì dòng vốn vào khổng lồ này không được trung hòa một cách thích hợp nên tăng cung tiền, tín dụng, và đầu tư đều đạt mức kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và các thị trường mang tính đầu cơ (bất động sản, chứng khoán…). Khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn tới tình trạng “quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng”. Cụ thể là trong 2 năm 2007 – 2008, cung tiền tăng tổng cộng 80% nhưng GDP chỉ tăng 15%, và lạm phát có lúc lên tới 28%. 24

Từ quý 2/2008, chính phủ kiên quyết ưu tiên cho các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhờ đó tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền giảm lần lượt từ 55% và 35% trong 6 tháng đầu năm 2008 xuống 33% và 20% trong 6 tháng cuối năm 2008.25 Kết quả là CPI đã giảm xuống mức một chữ số vào đầu năm 2009.

- Thâm hụt cán cân vãng lai làm gia tăngsức ép giảm giá VND

Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và phi chính thức là một chỉ báo đáng tin cậy cho năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Một điều đã trở thành quen thuộc ở Việt Nam là tỷ giá trên thị trường phi chính thức thường cao hơn so với thị trường chính thức (xem Hình 3.9). Đặc biệt trong năm 2009, tỷ giá trên thị trường phi chính thức luôn vượt khá xa trần biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Hình 3.9: Tỷ giá USD/VND 2007 – 2010

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 75 - 77)