nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước được xem là những rào cản cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam (Tuệ Anh N.T., 2009).
Theo Điều tra về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009, trong số gần 10.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước được điều tra, chỉ có 6,9% số doanh nghiệp có khách hàng chính là các doanh nghiệp FDI; 15% có khách hàng chính là DNNN; và 58% có khách hàng chính là các doanh nghiệp tư nhân trong nước khác.
Cuộc khảo sát gần đây của CIEM đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực may mặc và điện tử tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai cho thấy tất cả các doanh nghiệp được điều tra chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, còn việc thiết kế, xác định dung lượng và các khâu tinh vi khác đều được quyết định bởi công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ cũng lo luôn việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, phân phối và bán sản phẩm cuối cùng. Đây là mô hình gia công giản đơn điển hình, dựa vào nguồn lao động rẻ, tiêu tốn năng lượng, đòi hỏi giao thông và hạ tầng logistic tốt và cạnh tranh dựa trên giá. Với mô hình này thì sẽ rất khó có thể tạo ra tác động tràn tích cực từ khu vực FDI. Chính vì vậy, các biện pháp chính sách và nỗ lực hiện tại nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, chi phí thấp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, tuy cần thiết nhưng vẫn không đủ để thúc đẩy tác động lan toả từ FDI và nâng cao năng suất lao động.
Hộp 2.2: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến 31/12/2008, thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp với tổng cộng 1.143 dự án đang hoạt động; tổng vốn đăng ký của các dự án này đạt 4,36 tỉ Đô-la Mỹ và tổng số lao động ước đạt 250 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có 3 doanh nghiệp công nghệ cao đáp ứng yêu cầu là Nidec Tosok, Mtex, và Renesas. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của 3 DN này chiếm gần 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các khu công nghiệp đang hoạt động (khoảng 300 triệu USD). Nhìn chung, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng sản xuất, và hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp vẫn còn thấp.
Theo điều tra năm 2008 của Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tại 429 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ có 1% đạt trình độ công nghệ cao, 4% khá, 8% trung bình khá, 36% trung bình và tới 51% có trình độ công nghệ dưới trung bình. Khu chế xuất Tân Thuận tuy được lấp đầy (chủ yếu là các DN ĐTNN) nhưng 61% số DN ở đây có trình độ công nghệ thấp.
2.2.1.2.7. Điều gì thu hút FDI đến Việt Nam?
Theo điều tra hàng năm của JETRO đối với các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại châu Á, những yếu tố hấp dẫn nhất khi đầu tư vào Việt Nam bao gồm: ổn định chính trị (61,1% số trả lời), nhân công rẻ (38,9%), và quy mô thị trường (38%).
Tóm lại, mặc dù FDI tăng lên về số lượng nhưng việc thiếu các động lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và NLCT của các ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung đã hạn chế sự đóng góp của khu vực FDI vào nâng cao NLCT. Cần có các động lực và biện pháp chính sách để khuyến khích hơn nữa các dự án FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ thân thiện môi trường và chuyển giao kỹ năng.
2.2.2 Thương mại10
Thương mại thúc đẩy sự thịnh vượng thông qua nhiều cách. Thương mại thúc đẩy chuyên môn hoá vào những lĩnh vực mà nền kinh tế đó có lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế tương đối. Như một con đường hai chiều, thương mại buộc các công ty trong nước phải vươn mình cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời cũng tiếp thu và hưởng lợi từ thị trường toàn cầu.
2.2.2.1. Xuất khẩu
2.2.2.1.1.Tình hình xuất khẩu chung
- Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cao; tuy nhiên thị phần thế giới còn tương đối nhỏ
Hình 2.25: Mức độ và tăng trưởng xuất khẩu