Tuy nhiên, cần thận trọng khi căn cứ vào những con số về vốn điều lệ này để đánh giá tình hình vì các con số này

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 50 - 55)

tảng giáo dục và đào tạo cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp và khả năng tích lũy vốn đã hạn chế khả năng của doanh nghiệp để có thể chuyển dịch từ việc dựa vào các nguồn lực vật chất sang dựa vào tri thức, cũng như từ mô hình sản xuất thâm dụng lao động sang sử dụng vốn nhiều hơn.

Hình 2.37: Quy mô doanh nghiệp theo thành phần sở hữu, 2008

Một thách thức lớn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước là sự méo mó của các thị trường và hệ thống động lực. Đầu cơ bất động sản và các hoạt động ngắn hạn thường đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với đầu tư để nâng cao công nghệ, phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện kỹ năng lao động. Do đó, các doanh nghiệp thiếu động lực để đầu tư nghiêm túc vào việc nâng cao năng suất, cải thiện NLCT.

2.2.4 Công nghệ và sáng tạo 2.2.4.1 Xây dựng quyền sở hữu trí tuệ 2.2.4.1 Xây dựng quyền sở hữu trí tuệ

- Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp còn ít

Mặc dù sáng chế và giải pháp hữu ích đóng vai trò trung tâm trong các giao dịch chuyển giao công nghệ nhưng số lượng mua bán công nghệ gắn với patents rất thấp. Trong số văn bằng được bảo hộ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có số lượng cao nhất và tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua.

Bảng 2.10:Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp Năm Bảo hộ sáng chế Bảo hộ giải pháp hữu ích Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 2001 78 3 2 6 3 76 3,63 9 2002 74 3 47 377 5,200 2003 77 4 55 468 7,150 2004 69 8 69 647 7,600 2005 66 8 7 4 7 26 9,76 0 2006 66 9 70 1,175 8,840 2007 72 5 85 1,370 15,860 2009 70 6 6 4 1,23 8 22,73 0 Ngun: Văn phòng Quc gia v SHTT (NOIP).

Số văn bằng được cấp của Việt Nam còn ít cho thấy loại hàng hoá công nghệ này chưa phát triển ở Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là thiếu cầu nối giữa các nhà sáng chế và người khai thác sáng chế, bao gồm các tổ chức trung gian, môi giới và tư vấn công nghệ. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký bảo hộ còn phức tạp và hiệu lực thực thi các quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế còn thấp.

2.2.4.2. Nền tảng về quản lý chất lượng

- Việc ứng dụng và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng trong các doanh nghiệp còn hạn chế Cần rất nhiều nỗ lực để cải thiện tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và chế tạo. Việt Nam đang lạc hậu so với các nước khác xét về tỷ lệ doanh nghiệp được cấp các chứng nhận chất lượng quốc tế. Theo điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới, chỉ có 11,4% số doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí này, so với mức trung bình 22,4% của khu vực (năm 2005).

2.2.5 Đánh giá

Mô hình kinh tế Việt Nam phản ánh khái quát đặc trưng của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh. Việt Nam đã thành công trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt hai thập kỷ qua nhưng động lực để thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn nữa đang giảm dần và áp lực tăng chi phí để tạo tăng trưởng đang tăng lên, trong khi những lợi thế cạnh tranh mới chưa được tạo lập.

Những thành tựu của Việt Nam qua các chỉ tiêu kinh tế trung gian là dấu hiệu của những lợi thế cạnh tranh hiện tại nhưng đóng góp rất ít để có thể hình thành những lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

- Việc gia tăng đầu tư vốn là điều tự nhiên đối với một nền kinh tế thâm dụng lao động. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi mà vốn là một nguồn lực khan hiếm thì năng suất biên của vốn lẽ ra phải cao hơn nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn tạo ra tăng trưởng nhưng lại thất bại trong cải thiện năng suất tổng thể. Hiệu quả đầu tư ngày càng đi xuống cho thấy còn thiếu vắng những động lực phát triển mới.

- Giá trị gia tăng thấp và cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm có hàm lượng lao động cao là dấu hiệu cho thấy năng lực sáng tạo không có nhiều và mối liên kết giữa khu vực xuất khẩu và kinh tế trong nước là rất hạn chế.

- Thị trường xuất khẩu có độ đa dạng cao nhưng sự đa dạng của sản phẩm lại thấp chứng tỏ Việt Nam chỉ có một số lợi thế tương đối nhất định, chẳng hạn như chi phí lao động thấp, nhưng thiếu khả năng thâm nhập thị trường và chưa hội nhập sâu vào những thị trường xuất khẩu năng động nhất của thế giới.

- Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư nước ngoài so với các nước khác ở cùng giai đoạn phát triển, nhưng khu vực nước ngoài không gắn kết với nền kinh tế trong nước. Có rất ít doanh nghiệp tư nhân lớn gia nhập thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo thấp của DNNN là dấu hiệu cho thấy không có nhiều động lực nội sinh để dẫn dắt tăng trưởng. - Sự méo mó của các thị trường và sự phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý là những nguyên nhân

chính gây ra hiệu quả đầu tư thấp và sự chậm đổi mới nâng cao công nghệ và năng suất của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo Chương 2:

Albaladejo, M. (2010). “Benchmarking Vietnam's Industrial Competitive Performance”,

background paper prepared by UNIDO for the Vietnam Competitiveness Report 2010, Vienna (Austria).

Ark, B. Van và M.P.Timmer (2003). “Asia’s Productivity and Potential: The contribution of sectors and structural change”), http://www.eco.rug.nl/medewerk/Ark/pdf/Asiapaper4.pdf Asia Competitiveness Institute (2009). Singapore Competitiveness Report 2009.

Bùi Trinh (2010). “Đánh giá hiệu quả đầu tư,” bài viết chưa công bố. DEPOCEN. Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu 2009 – 2010.

Cục Đầu tư Nước ngoài, Báo cáo 20 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Fulbright Economics Teaching Program (2008). “The Structural Roots of Macroeconomic

Instability”._

Tổng cục Thống kê (2006). Điều tra mức sống hộ dân cư. Tổng cục Thống kê (2009). http://www.gso.gov.vn.

Tổ chức Lao động Quốc tế (2009). Báo cáo Xu hướng Việc làm 2009.

Maddison, Angus (2001). “The World Economy: A Millennium Perspective”, OECD Development Centre

Trung tâm Báo chí (2010). “Thủ tướng nhấn mạnh những ưu tiên hàng đầu trong năm 2010”, http://www.presscenter.org.vn/en//images/PMmessage.pdf. Truy cập ngày 6/10/2010. Riedel, James (2009). “Hội thảo về Mô hình tăng trưởng” tại Hà Nội

STAR – Vietnam (2003). Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Báo cáo thường niên 2002, Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia

Trade Competitiveness Map (2006). International Trade Centre (ITC), http://www.intracen.org/marketanalysis/tradecompetitivenessmap.aspx. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

United Nations Development Programme (2009). Human Development Report 2009. United Nations Environment Programme. Global Environment Outlook Data Portal.

http://geodata.grid.unep.ch/results.php.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 (Trang 50 - 55)