Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu kinh doanh bảo hiểm của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 59)

3. Nhận xét và khuyến nghị

2.2.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

2.2.2.1. Một số biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng, hạn chế tổn thất là một khâu rất quan trọng có tác động rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm con người cũng như các loại hình nghiệp vụ khác. Để đề phòng hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ Bảo hiểm con người công ty Pjico đã thực hiện các biện pháp sau đây:

Nghiêm túc, cẩn trọng và có trách nhiệm trong quá trình khai thác, đặc

khâu có thể xác nhận được những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải từ đó có thể từ chối bảo hiểm với những trường hợp có nguy cơ rủi ro cao đồng thời có thể tư vấn các biện pháp phòng tránh rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng, có được biện pháp dự phòng thích hợp cho công ty, như vậy sẽ giảm bớt được rủi ro, giảm bớt được tổn thất cho cả khách hàng và công ty.

Khi khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm cán bộ của công ty có trách nhiệm tư vấn những biện pháp đề phòng và hạn chế cho khách hàng đặc biệt là

những trường hợp người được bảo hiểm làm việc trong những ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao dẫn đến tổn thất.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty có cán bộ đến kiểm tra định kỳ mức độ an toàn lao động ở những nơi mà người được bảo hiểm làm việc để

kịp thời nhận định tình hình, đưa ra những biện pháp quản lý rủi ro.

Số tiền dự phòng nghiệp vụ của công ty và tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của cả công ty liên tục tăng qua các năm cũng là một biện pháp

mà công ty thực hiện để đề phòng, hạn chế tổn thất trong cả công ty và nghiệp vụ bảo hiểm con người nói riêng.

Công ty còn thực hiện chi cho hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ bảo hiểm con người trong đó bao gồm những chi phí cho việc

hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện đề phòng và hạn chế tổn thất, chi khen thưởng cho những cán bộ, các văn phòng đại diện thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm khuyến khích cả cán bộ bên bảo hiểm và khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất.

2.2.2.2. Kết quả của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Bằng những việc làm cụ thể và thiết thực của mình đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất cũng đã để lại được những kết quả cụ thể như sau:

Làm giảm, hạn chế và tránh được những rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất phải bồi thường cho công ty, đảm bảo sức khỏe cho người được bảo hiểm giúp họ ổn định cuộc sống.

Đồng thời với việc tỷ lệ bồi thường giảm qua các năm cụ thể như năm 2005 là 61% giảm xuống còn 56% năm 2008 tiếp đến năm 2010 giảm xuống còn 46% cho thấy được kết quả và vai trò to lớn của công tác đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ tại công ty.

Số vụ phải bồi thường với mức độ nghiêm trọng cao mà nguyên nhân do lỗi ko sử dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đã giảm đáng kể.

Những kết quả đạt được của công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 11. Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm con người tại công ty bảo hiểm Pjico giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

1.Chi khen thưởng Tr.đồng 62.71 68.18 72.42

2. Chi hỗ trợ khách hàng Tr.đồng 57.54 66.72 74.62

3. Chi khác Tr.đồng 12.1 15.27 22.39

4. Tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất

Tr.đồng 132.35 150.17 169.43

5. Chi bồi thường Tỷ. đ 56.56 56.105 57.776

6. Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất/ chi bồi thường (4/5)

% 0.233 0.267 0.293

( Nguồn: Phòng bảo hiểm con người – công ty bảo hiểm Pjico)

Nhìn vào bảng tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ bảo hiểm con người của công ty Pjico có thể thấy rằng ngoài số tiền dự phòng nghiệp vụ chung cho cả công ty thì số tiền chi riêng cho hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm con người cũng khá lớn và liên tục tăng qua các năm với việc làm này sẽ giúp cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đạt kết quả tốt hơn. Nếu như năm 2008 tổng số tiền chi cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất là 132.35 triệu đồng thì tới năm 2009 số chi này đã tăng lên 150.17 triệu đồng tăng 13,46% tương ứng 17.82 triệu đồng. Đến năm 2010 số chi này đã đạt tới mức 169.43 triệu tăng 28.16% so với năm 2008 tương ứng với tăng 37.08 triệu đồng và tăng so với năm 2009 là 12.82% tương ứng với tăng 19.26 triệu đồng. Bên cạnh đó việc chi cho từng công việc cũng tăng qua các năm.

Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất so với tỷ lệ chi bồi thường tăng qua các năm thể hiện sự tác động tích cực của chi phí đề phòng hạn chế tổn thất đến chi bồi thường làm giảm số tiền chi bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ. Tỷ lệ này năm 2008 là 0.233% đến năm 2009 tăng lên 0.267% năm 2010 tăng lên 0.293% . Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp thể hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất vẫn chưa có tác động thực sự làm giảm số vụ tổn thất và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm con

người, công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ này của công ty chưa thực sự hiệu quả.

2.4.3. Công tác giám định, bồi thường

2.4.3.1. Công tác giám định 2.2.3.1.1. Quy trình giám định

Công tác giám định trong bảo hiểm con người phi nhân thọ cũng theo những nguyên tắc cơ bản các bước cơ bản sau.

Sơ đồ 7. Quy trình giám định bảo hiểm con người tại công ty Pjico

(Nguồn: Phòng bảo hiểm con người công ty bảo hiểm Pjico)

Diễn giải quy trìn giám định ở phần phụ lục 3

2.2.3.1.2. Nguyên tắc giám định

Công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ phải tuân thủ những quy tắc chung của công tác giám định trong bảo hiểm cụ thể:

Giám đình nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở để tính toán mức trách nhiệm và số tiền bồi thường.

Nhận thông báo rủi ro, xuống hiện trường

Xem xét rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm hay không

Rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm Rủi ro thuộc phạm

vi bảo hiểm

Thông báo kết quả giám định

Xem xét mức trách nhiệm, hướng dẫn làm thủ tục nhận bồi thường

Không xem xét mức trách nhiệm bồi thường

Công tác giám định bồi thường được do người được bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ủy thác thực hiện.

Giám định phải thực hiện trong thời gian quy đinh

Sau khi giám định xong phải có chứng từ giám định, chứng từ này là cơ sở pháp lý để tiến hành bồi thường.

Công tác giám định phải được thực hiện trung thực, khách quan.

2.2.3.1.3. Kết quả của quá trình giám định

Là việc xác định đúng rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm hay không thuộc phạm vi bảo hiểm, xác định mức trách nhiệm bồi thường đối với từng trường hợp rủi ro, công tác giám định quyết định trực tiếp tới số tiền bồi thường mà công ty bồi thường cho khách hàng. Tránh được những trường hợp bồi thường sai, chậm, hay trường hợp trục lợi bảo hiểm. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 12 : Kết quả công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ của công ty bảo hiểm Petrolimex

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Số vụ giám định phát sinh trong năm Vụ 13.633 14.89

8

15.062 2. Số vụ giám định năm trước chuyển sang Vụ 11 8 7 3. Tổng số vụ cần giám định trong năm Vụ 13.644 14.906 15.069 4. Số vụ đã giải quyết giám định Vụ 13.632 14.895 15.063

5. Số vụ giám định còn tồn đọng Vụ 12 11 6

6. Tỷ lệ giám định (4/3) % 99.91 99.92 99.96

7. Tỷ lệ số vụ giám định còn tồn đọng (5/3) % 0.09 0.08 0.04

(Nguồn : Phòng bảo hiểm con người công ty bảo hiểm Pjico giai đoạn 2008- 2010)

Bảng số liệu trên cho thấy công tác giám định của công ty bảo hiểm Petrolimex trong nghiệp vụ bảo hiểm con người được thực hiện rất tốt được thể hiện qua tỷ lệ giám định rất cao trên 99% và tỷ lệ số vụ giám định còn tồn đọng là rất thấp chưa tới 1%.

Tỷ lệ giám định thể hiện số vụ đã giám định rất cao và năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 tỷ lệ này là 99.91%, tới năm 2009 là 99.92% và tới năm 2010 là 99.96% trong khi tỷ lệ số vụ giám định còn tồn đọng và số vụ tồn

đọng thực tế là rất thấp, năm 2008 là 0.09% tương ứng với tồn đọng 12 vụ, năm 2010 tỷ lệ tiếp tục giảm xuống còn 0.04% tương ứng với 6 vụ tồn đọng.

2.2.3.2. Công tác bồi thường bảo hiểm con người phi nhân thọ2.2.3.2.1. Quy trình bồi thường 2.2.3.2.1. Quy trình bồi thường

Sơ đồ 8. Quy trình bồi thường bảo hiểm con người của công ty Pjico

Trách nhiệm

Nội dung thực hiện Thời

gian KTV/ BTV KTV/BTV KTV/BTV BTV/ lãnh đạo đơn vị được phân cấp bồi thường BTV/ lãnh đạo phòng bồi thường/ phòng nghiệp vụ chữ năng Kế toán/ KTV Cán bộ thống kê 01 ngày 03 ngày + Trong phân cấp 04 ngày + Trên phân cấp: thêm 06 ngày tại công ty + Thông báo 01 ngày 02 ngày Nhận hồ sơ

Xác nhận điều kiện bảo hiểm

Xác minh bổ sung (nếu có)

Trình và phân cấp bồi thường

Lập hồ sơ đòi bồi thường tái bảo hiểm

Từ chối

Thanh toán tiền bảo hiểm

Lưu hồ sơ thống kê bồi thường Ngoài phạm vi Thuộc phạm vi

lưu trữ

(Nguồn : Phòng bảo hiểm con người công ty bảo hiểm Pjico)

2.2.3.2.2. Kết quả của công tác bồi thường

Công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm con người của công ty bảo hiểm Petrolimex thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định. Bồi thường kịp thời cho những rủi ro xảy ra góp phần giúp khách hàng gặp rủi ro có điều kiện kiểm tra, phục hồi sức khỏe, góp phần giúp gia đình và bản thân họ ổn định cuộc sống. Kết quả bồi thường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13. Kết quả bồi thường bảo hiểm con người phi nhân thọ của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn 2008- 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Số vụ khiếu nại đòi bồi thường Vụ 13.627 14.896 15.656 2. Số vụ bồi thường thực tế Vụ 13.612 14.886 15.644

3. Số vụ nghi ngờ trục lợi Vụ 7 4 6

4. Số vụ tồn đọng Vụ 8 6 6

5. Số vụ bồi thường sai sót Vụ 5 3 4

6. Số tiền bồi thường (8*9) Tỷ.đ 56.56 56.105 57.776

7.Tổng chi trong kỳ Tỷ.đ 94.6 109.2 119

8. Doanh thu Tỷ.đ 101 114.5 125.6

9. Tỷ lệ bồi thường/ doanh thu (6/8) % 56 49 46 10. Tỷ lệ giải quyết bồi thường (2/1) % 99.88 99.93 99.92

11.Tỷ lệ tồn đọng (4/1) % 0.058 0.04 0.038

12.Tỷ lệ nghi ngờ trục lợi (3/1) % 0.051 0.026 0.038 13.Tỷ lệ chi bồi thường (6/7) % 59.79 51.38 48.55 14.Số tiền bồi thường bình quân / vụ (6/2) Tr.đ 4.155 3.768 3.693 15. Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ (5/2) % 0.036 0.020 0.026

(Nguồn: Phòng bảo hiểm con người công ty bảo hiểm Pjico)

Nhìn vào bảng số liệu trên thấy được rằng số vụ khiếu nại đòi bồi thường liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 là 13.627 vụ thì tới năm 2009 tăng lên 14.896 vụ tăng 9.3% tương ứng với tăng 1269 vụ. Năm 2010 số vụ khiếu nại đòi bồi thường tăng lên 15.656 vụ tăng 5.15 tương ứng với tăng 760 vụ so với năm 2009. Số vụ khiếu nại đòi bồi thường qua các năm tăng là hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm vì

qua các năm số hợp đồng bảo hiểm cũng khai thác được nhiều hơn lúc này xác suất xảy ra rủi ro cũng cao hơn. Tuy nhiên, năm 2010 mức tăng của số vụ đòi khiếu nại bồi thường so với năm 2009 có thấp hơn mức tăng của năm 2009 so với năm 2008 cả về tỷ lệ và số vụ thực tế điều này phản ánh chất lượng của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

Số vụ bồi thường thực tế trong năm cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 số vụ bồi thường thực tế là 13.612 vụ đến năm 2009 đến năm 2009 là 14.886 vụ tăng 9.35%, năm 2010 số vụ bồi thường tăng lên là 15.644 vụ tăng 5.09% so với năm 2009.

Số vụ tồn đọng giảm qua các năm. Năm 2008 số vụ còn tồn đọng là 8 vụ, tới năm 2009 giảm xuống còn 6 vụ và giữ nguyên ở mức 6 vụ năm 2010.

Số vụ bồi thường sai sót trong năm cũng giảm, năm 2008 là 5 vụ tời năm 2009 giảm xuống còn 3 vụ (đã giảm 2 vụ) đến năm 2010 số vụ giải quyết sai sót là 4 vụ tuy có tăng thêm 1 vụ so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn số vụ sai sót của năm 2008 là 1 vụ.

Tổng số tiền bồi thường của nghiệp vụ cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 số tiền bồi thường là 56.56 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên 57.776 tỷ tương ứng với tăng 2.1% tương đương 1.216 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2009 số tiền bồi thường giảm xuống còn 56.105 tỷ đồng giảm 0.81% so với năm 2008. Sỡ dĩ có điều này là do năm 2009 tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ của nghiệp vụ này giảm mạnh so với năm 2008 nên dù số vụ bồi thường có tăng nhưng số tiền bồi thường lại giảm.

Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ cũng giảm theo các năm. Năm 2008 tỷ lệ bồi thường còn ở mức 56% đến năm 2009 giảm mạnh còn 49% tương đương với giảm xuống 7%. Năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 46% tương đương với giảm 3% so với năm 2009 và 11% so với năm 2008. Đây là một bước tiến vượt bậc của công ty trong công tác bồi thường.

Tỷ lệ giải quyết bồi thường là cao luôn đạt mức trên 99% và năm sau tỷ lệ cao hơn năm trước, cụ thể năm 2008 tỷ lệ giải quyết bồi thường là 99.88% đến năm 2009 là 99.93% tăng thêm 0.05%. Năm 2010 tỷ lệ giải quyết bồi thường là 99.92% giảm 0.01% so với năm 2009 và tăng 0.04% so với năm 2008. Sở dĩ tỷ lệ giải quyết bồi thường năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là do ảnh hưởng của số vụ khiếu nại bồi thường còn tồn đọng nam 2010 không giảm so với năm 2009.

Tỷ lệ số vụ giải quyết còn tồn đọng thấp và giảm qua các năm, nếu như năm 2008 tỷ lệ này là 0.058% đến năm 2009 giảm 0.018% xuống còn 0.44% đến năm 2010 tỷ lệ tồn đọng là 0.038% giảm 0.002% so với năm 2009 và giảm 0.02% so với năm 2008.

Tỷ lệ nghi ngờ trục lợi thấp và cũng giảm qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ này là 0.051% đến năm 2010 giảm xuống còn 0.038%, trong giai đoạn trên tỷ lệ nghi ngờ tồn đọng thấp nhất là năm 2009 với 0.026%.

Tỷ lệ chi bồi thường / tổng chi trong kỳ khá cao nhưng cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008 là 59.79% đến năm 2009 giảm 8.41% xuống còn 51.38%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 48.55% giảm 2.38% so với năm 2009 và giảm 11.24% so với năm 2008. Kết quả này là một tín hiệu đáng mừng cho các công tác khác như công tác đề phòng hạn chế tổn thất đã làm tốt để tỷ lệ chi bồi thường ngày càng giảm trong tổng chi phí nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ.

Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ thấp và cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ này là 0.036% tới năm 2009 giảm xuống còn 0.020% tương ứng với giảm 0.016%, năm 2010 tỷ lệ này là 0.026% tăng 0.006% so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 là 0.01%. Tỷ lệ này

Một phần của tài liệu kinh doanh bảo hiểm của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 59)