Bảo hiểm tai nạn 24/24

Một phần của tài liệu kinh doanh bảo hiểm của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 37 - 41)

3. Nhận xét và khuyến nghị

1.2.1.Bảo hiểm tai nạn 24/24

Là nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (hay người đươc hưởng quyền lợi bảo hiểm) khi người bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, ngược lại thì người được

bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm khi họ ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Mục đích của nghiệp vụ này là: Góp phần ổn định cuộc sống cho chính

người bị tai nạn và gia đình họ đặc biệt là đối với những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào hoặc đã tham gia nhưng được chi trả hoặc trợ cấp quá ít. Hơn nữa còn tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở những ngành nghề thường xảy ra tai nạn được tham gia bảo hiểm.

Đối tượng tham gia: Thường bao gồm tất cả những người trong độ tuổi

từ 18 đến 60 tuổi. Công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận những người bị bệnh thần kinh, tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định thường thì từ 50% trở lên

Phạm vi bảo hiểm: Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể cả

trường hợp người được bảo hiểm tham gia cứu người, cứu tài sản của nhà nước và của nhân dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp.

Không thuộc phạm vi bảo hiểm: Người được bảo hiểm vi phạm pháp

luật; hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong, bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất kích thích; ngộ độc thức ăn, sử dụng thuốc không đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, trúng gió; động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ; chiến tranh, nội chiến, đình công…

Thời hạn bảo hiểm: Thông thường là một năm tuy nhiên có những

trường hợp là một vài tháng tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của các bên tham gia bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm: Thường được quy định ở mức khác nhau để người

tham gia dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Phí bảo hiểm: Thường đóng một lần khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Công thức tính phí nộp một lần theo năm ứng với số tiền bảo hiểm và một ngành nghề nào đó như sau:

P = f + d Với f được tính như sau

n n i i i 1 i 1 n i i 1 C T f L = = = + =∑ ∑ ∑

Trong đó :

f : Là phí thuần

d: Phần phị phí (được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng mức phí thu)

Ci: Số tiền chi trả cho những người bị tai nạn và sau đó bị chết năm thứ i

Ti: Số tiền chi trả cho những người bị tai nạn, thương tật năm i Li:Số người tham gia bảo hiểm tai nạn con người 24/24 năm thứ i n : Thứ tự các năm lấy số liệu tính toán

Đối với những công ty bảo hiểm mới thành lập hoặc các công ty bảo hiểm lần đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này họ thường dựa vào tai nạn thống kê bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bỏ tiền ra mua hẳn một biểu tỷ lệ phí sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp với công ty của mình

Chi trả tiền bảo hiểm: Khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm

thì người được bảo hiểm hoặc người được thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm phải có đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan theo đúng quy định của pháp luật và của công ty. Sau khi xem xét giấy tờ hợp lệ thì công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả bảo hiểm theo các trường hợp sau:

Trường hợp bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn

Số tiền chi trả = số tiền bảo hiểm

Trường hợp bị thương tật bộ phận

Số tiền chi trả = số tiền bảo hiểm x tỷ lệ thương tật

Trường hợp thương tật tạm thời

Số tiền chi trả = chi phí thực tế điều trị (không vượt quá số tiền bảo hiểm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp bị chết trong vòng một năm từ khi xảy ra tai nạn do hậu quả của tai nạn

Số tiền chi trả = số tiền bảo hiểm – số tiền đã chi trả

Hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm tai nạn 24/24 có thể được ký

theo từng cá nhân và cũng có thể ký theo hợp đồng tập thể.

1.2.2.. Bảo hiểm tai nạn hành khách

Mục đích của nghiệp vụ: Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành

khách không may bị tai nạn và gia đình họ; tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời nhanh

chóng; xét trên phạm vi xã hội nghiệp vụ bảo hiểm này còn góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông, tăng thu ngân sách nhà nước để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông.

Đối tượng bảo hiểm: Là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả

hành khách đi trên phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách.

Phạm vi bảo hiểm: Là các rủi ro, thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong

suốt hành trình của khách hàng gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm.

Không thuộc phạm vi bảo hiểm: Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn

giao thông, vi phạm pháp luật (nhảy tàu xe khi phương tiện chưa dừng hẳn, bám xe, đứng ngồi không đúng chỗ quy định…); Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra.

Thời hạn bảo hiểm: Đây là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình

tức là bắt đầu từ lúc hành khách bước chân lên phương tiện và kết thúc khi hành khách bước khỏi phương tiện một cách an toàn tại bến, ga hoặc sân bay cuối cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng nghỉ hợp lý và thời gian chờ lên phương tiện tiếp theo nếu như đi liên vận thì vẫn được tính vào thời hạn bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm: Được ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại

phương tiện hay một số loại phương tiện

Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm được tính vào giá vé, cơ quan làm nhiệm vụ

vận chuyển hành khách bán vé cũng là người thu phí bảo hiểm. Có các cách tính phí cụ thể như sau:

Phí bảo hiểm tính trên 1km/ khách hàng

Công thức :P = f1 + f2 + f3 + f4 Với f1 được tính như sau:

Trong đó : f1 : Phí thuần n n i i i 1 i 1 1 n m ij ij i 1 j 1 C T f l k = = = = + =∑ ∑ ∑∑

f2 : Phí đề phòng và hạn chế tổn thất f3 : Phí dự phòng

f4: Phí quản lý và lãi dự kiến

Ci: Số tiền chi trả cho những hành khách khắc chết năm thứ i

Ti: Số tiền chi trả cho những hành khách khác phải điều trị phẫu thuật năm thứ i

Lij: Độ dài quảng đường j năm thứ i

Kij: Số hành khách đi trên quãng đường j năm thứ i n: Số năm khảo sát

m: Số quãng đường của từng loại hình giao thông vận tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp tính phí theo tỷ lệ giá cước vận tải:

Công thức: f = R x Gv Với R được tính như sau:

Trong đó: f : Phí thuần

R : Tỷ lệ phí bảo hiểm Gv: Giá cước vận tải

Qi : tổng chi phí chi trả cho tai nạn bảo hiểm năm i Di: tổng doanh thu cước phí của ngành vận tải năm i

Chi trả tiền bảo hiểm:

Trường hợp tai nạn chết người thì chi trả như sau:

Số tiền chi trả / 1 hành khách = số tiền bảo hiểm

Trường hợp bị tai nạn thương tật:

Số tiền chi trả = tỷ lệ thương tật x số tiền bảo hiểm

Trường hợp bị tai nạn nhẹ, tạm thời thì có hai cách chi trả

Số tiền chi trả = chi phí thực tế nằm viện điều trị ( không vượt quá số tiền bảo hiểm)

Số tiền chi trả = số tiền chi trả bình quân một ngày x số ngày nằm viện

Một phần của tài liệu kinh doanh bảo hiểm của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 37 - 41)