Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rõ nét nhất đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng. Khi doanh số cho vay, doanh số thu nợ gia tăng đẫn đến sự gia tăng của dư nợ đồng thời phát sinh nợ quá hạn. Đó như là
một kết quả tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng mà khi nhắc đến bất cứ ngân hàng nào cũng e ngại. Vì thế làm thế nào để có thể hạn chế được nợ quá hạn cũng như những yếu tố mất an toàn về vốn đưa rủi ro xuống mức thấp nhất là một vấn đề nan giải. Thực trạng nợ quá hạn của PGD được thể hiện cụ thể như sau:
Ở năm 2004 nợ quá hạn được duy trì ở mức rất tốt là không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn tăng 140 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng thành 630 triệu đồng tương ứng mức tăng 490 triệu đồng hay 350% so với năm 2005. Từ kết quả trên cho thấy, nợ quá hạn tại ngân hàng có chiều hướng tăng, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng kinh doanh chưa đạt hiệu quả.
4.2.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay được thể hiện ở bảng 13. * Xét về tỷ trọng:
Năm 2004: Nợ quá hạn được duy trì ở mức rất tốt là không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 47,6%; nợ quá hạn trung hạn chiếm 52,4% trong tổng nợ quá hạn.
Bảng 13: Nợ quá hạn theo hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn
hạn - - 140 100 300 47,6 140 - 160 114,3 Cho vay trung
hạn - - - - 330 52,4 - - 330 -
Tổng - - 140 100 630 100 140 - 490 350
(Nguồn: Tổ Kế toán)
* Xét về tình hình biến động:
Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2004 không có nợ quá hạn ngắn hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tăng đạt 300 triệu đồng tương ứng mức tăng 160 triệu đồng hay 114,3% so với năm 2005. Nguyên nhân do các đối tượng vay ngắn hạn để sản xuất ảnh hưởng của sức ép
chi phí bỏ ra dẫn đến khả năng trả nợ kém và nợ quá hạn từ đó ngày một phát sinh.
Nợ quá hạn cho vay trung hạn duy trì ở mức tốt là không có nợ quá hạn ở năm 2004 và 2005. Đến năm 2006 nợ quá hạn tăng lên 330 triệu đồng. Nguyên nhân, do năm này có sự thay đổi trụ sở giao dịch, vị trí thuận lợi, ngân hàng mở rộng đầu tư nên đã có những chính sách thông thoáng trong quá trình cho vay, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.
Nhìn chung qua 3 năm, nợ quá hạn có chiều hướng tăng lên. Nhất là nợ quá hạn ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo khoản vay ngắn hạn trong 3 năm qua kinh doanh không hiệu quả, đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách khắc phục kịp thời để hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó, nợ quá hạn trung hạn cũng có chiều hướng tăng lên đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên bám sát khoản vay, theo dõi nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng định kỳ nhằm hạn chế nợ quá hạn ngày một phát sinh trong tương lai.
4.2.4.2 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn
Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể ở bảng 14. Bảng 14: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ Kế toán) Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Kinh doanh dịch vụ - - 140 100 300 47,6 140 - 160 114,3 Xây dựng & sửa chữa nhà - - - - - - - - - - Đời sống & tiêu dùng - - - - - - - - - - Cho vay khác - - - - 330 52,4 - - 330 - Tổng - - 140 100 630 100 140 - 490 350
Nợ quá hạn cho vay kinh doanh dịch vụ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 khoản cho vay này không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 tăng 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên đạt 300 triệu đồng tương ứng mức tăng 160 triệu đồng hay 114,3% so với năm 2005. Là do điều kiện kinh doanh không thuận lợi: giá cả đầu vào của các nguyên liệu tăng, sự cạnh tranh gay gắt của các nhà kinh doanh khác,… đã làm cho khả năng trả nợ
của họ giảm xuống. Chính vì vậy, mà làm cho rủi ro của ngân hàng tăng lên thể hiện rõ là nợ quá hạn ngày một tăng lên.
Nợ quá hạn cho vay khác duy trì rất tốt ở năm 2004 và năm 2005. Nhưng đến năm 2006 tăng 330 triệu đồng. Đây là cảnh báo ngân hàng chú trọng hơn nữa trong công tác cho vay. Bên cạnh đó, nợ quá hạn tăng như thế một phần nào thể hiện nguồn vốn cho vay sử dụng không đúng mục đích dẫn đến tình trạng thu nợ kém gây ra nợ quá hạn tăng.
Đối với khoản cho vay theo mục đích xây dựng và sửa chữa nhà; đời sống và tiêu dùng ngân hàng duy trì rất tốt cụ thể qua 3 năm không có nợ quá hạn. Vì đây là 2 khoản vay có tính chất ổn định và ít rủi ro nhất.
4.2.4.3 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện cụ thể ở bảng 15 như sau:
Bảng 15: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - - - - - - - - - Doanh nghiệp tư nhân - - - - 30 4,8 - - 30 - Hộ sản xuất kinh doanh - - - - - - - - - - Cho vay khác - - 140 100 600 95,6 140 - 460 328,6 Tổng 140 100 630 100 140 - 490 350 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Nợ quá hạn tại phòng PGD chủ yếu là cho vay khác, nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể năm 2005 nợ quá hạn cho vay khác chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2006 nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân chiếm 4,8%; còn nợ quá hạn cho vay khác chiếm 95,2% trong tổng nợ quá hạn.
* Xét về tình hình biến động:
Qua 3 năm tại PGD khoản cho vay công ty cổ phần, TNHH và hộ sản xuất kinh doanh không có nợ quá hạn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng đồng thời cũng thể hiện các thành phần kinh tế này kinh doanh có hiệu quả.
Còn khoản cho vay doanh nghiệp tư nhân ở năm 2004 và 2005 tình hình trả nợ của các doanh nghiệp rất tốt là không có nợ quá hạn. Nhưng sang năm 2006 đã phát sinh đến 30 triệu đồng. Nguyên nhân do năm này ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư, chính phủ có xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình doanh nghiệp tư nhân làm hàng loạt các doanh nghiệp doanh nghiệp ra đời, nhưng do bước đầu kinh doanh chưa có kinh nghiệm, nên các doanh nghiệp mới thành lập này không phát huy được hiệu quả của đồng vốn vay, thu nhập thấp thậm chí lỗ làm phát sinh nợ quá hạn.
Nợ quá hạn cho vay khác biến động mạnh trong 3 năm qua. Ở năm 2004 các đối tượng này trả nợ tốt nên năm này không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 đã phát sinh 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 đã tăng đến 600 triệu đồng tương ứng mức tăng 460 triệu đồng hay tăng 328,6% so với năm 2005. Do năm 2006 ngân hàng chuyển trụ sở giao dịch nên mở rộng quy mô đầu tư, các chính sách cho vay thông thoáng đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng.
4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng