Bên cạnh sự nổ lực đầu tư huy động vốn cho ngân hàng thì hoạt động cho vay cũng không kém phần quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự phối hợp của cán bộ công nhân viên cấp dưới, tình hình cho vay của ngân hàng đã đạt được một số kết quả như sau:
Doanh số cho vay năm 2004 đạt 39.232 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 83.184 triệu đồng tương ứng mức tăng 43.952 triệu đồng và tỷ lệ 112% làm thay đổi đáng kể về tình hình cho vay của năm 2005. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh đạt 143.677 triệu đồng tương ứng mức tăng 60.493 triệu đồng và tỷ lệ 72,7% làm doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do ngân hàng phạm vi cho vay và nhờ vào điều kiện kinh doanh thuận lợi tạo uy tín cho khách hàng đến vay vốn nên keo theo sự gia tăng về doanh số cho vay của ngân hàng.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
PGD đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng theo loại hình cho vay ngắn hạn và trung hạn. Kết quả doanh số cho vay theo thời hạn cho vay được thể hiện ở bảng 4:
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 22.614 57,6 62.845 75,5 103.047 71,7 40.231 177,9 40.202 63,9 Cho vay trung hạn 16.618 42,4 20.339 24,5 40.630 28,3 3.721 22,4 20.291 122,1 Tổng 39.232 100 83.184 100 143.677 100 43.952 112 60.493 72,7 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Vì đây là mục tiêu đầu tư chủ yếu của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 cho vay ngắn hạn chiếm 57,6%; cho vay trung hạn chiếm 42,4%. Sang năm 2005, cho vay ngắn hạn chiếm 75,5%; cho vay trung hạn chiếm 24,5% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006, cho vay ngắn hạn chiếm 71,7%; cho vay trung hạn chiếm 28,3% trong tổng doanh số cho vay.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn
Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
* Xét về tốc độ tăng trưởng:
Doanh số cho vay ngắn hạn: năm 2004 đạt 22.614 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 62.845 triệu đồng tương ứng mức tăng 40.231 triệu đồng và tỷ lệ 177,9% so với năm 2004. Đến năm 2006 đạt 103.047 triệu đồng chỉ tiêu này tiếp tục tăng tương ứng với mức 40.202 triệu đồng và tỷ lệ 63,9% so với năm 2005.
Từ kết quả trên cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong việc cho vay của ngân hàng. Đây là thành phần tạo thu nhập ổn định cho ngân hàng vì đặc tính của loại cho vay này là xuất theo chu kỳ kinh doanh ngắn hạn, vòng quay vốn nhanh. Còn doanh số cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm, dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đây cũng là đối tượng mà ngân hàng nhắm tới, quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, nhu cầu tiêu dùng của người dân.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Gồm cho vay kinh doanh dịch vụ; xây dựng và sửa chữa nhà; đời sống và tiêu dùng; cho vay khác được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo mục đích.
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Kinh doanh dịch vụ 17.116 43,6 56.296 67,7 112.892 78,6 39.180 228,9 56.596 100,5 Xây dựng & sửa chữa nhà 14.584 37,2 22.375 26,9 23.426 16,3 7.791 53,4 1.051 4,7 Đời sống & tiêu dùng 7.530 19,2 2.550 3,1 3.082 2,1 -4.980 -66,1 532 20,9 Cho vay khác - - 1.963 2,3 4.277 3,0 1.963 - 2.314 117,9 Tổng 39.232 100 83.184 100 143.677 100 43.952 112 60.493 72,7 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, đó cũng là mục tiêu và mong muốn của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 cho vay kinh doanh dịch vụ chiếm 43,6%; cho vay xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 37,2%; cho vay đời sống và tiêu dùng chiếm 19,2%. Sang năm 2005 cho vay kinh doanh chiếm 67,7%, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 26,9%, cho vay đời sống và tiêu dùng chiếm 3,1%, cho vay khác chiếm 2,3% trong tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006 cho vay kinh doanh lại chiếm tỷ trọng cao là 78,6%, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 16,3%, cho vay đời sống và tiêu dùng chiếm 2,1%, cho vay khác chiếm 3% trong tổng doanh số cho vay.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Kinh doanh dịch vụ Xây dựng và sửa chữa nhà Đời sống và tiêu dùng Cho vay khác
Hình 6: Doanh số cho vay theo mục đích
* Phân tích so sánh:
Cho vay kinh doanh dịch vụ: năm 2004 đạt 17.116 triệu đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này tăng đáng kể đạt 56.296 triệu đồng tương ứng mức tăng 39.180 triệu đồng và tỷ lệ 228,9% so với năm trước. Sang đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên rất mạnh đến 112.892 triệu đồng tương ứng mức tăng 56.596 triệu đồng và tỷ lệ 100,5% so với năm 2005.
Kế đến là cho vay xây dựng và sửa chữa nhà: năm 2004 đạt 14.484 triệu đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này đạt 22.375 triệu đồng tương ứng mức tăng 7.791 triệu đồng và tỷ lệ 53,4%. Sang năm 2006 tăng chậm lại đạt 23.426 triệu đồng tăng 1.051 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,7% so với năm 2005.
Cho vay đời sống và tiêu dùng tăng trưởng ổn định, năm 2004 đạt 7.530 triệu đồng. Năm 2005 giảm chỉ còn 2.550 triệu đồng tương ứng mức giảm 4.980 triệu đồng và tỷ lệ 66,1% so với năm 2004. Sang năm 2006 thì lại lên đến 3.082 triệu đồng tương ứng mức tăng 532 triệu đồng và tỷ lệ 20,9% so với năm 2005. Doanh số cho vay khác: mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, cụ thể là năm 2004 không có cho vay khác, đến năm 2005 tăng 1.963 triệu đồng so với năm 2004. Sang năm 2006 đạt 4.277 triệu đồng tăng với mức 2.314 triệu đồng và tỷ lệ 117,9% so với năm 2005. Sự gia tăng này chỉ góp phần nhỏ làm tăng doanh số cho vay.
Qua phân tích trên cho thấy, doanh số cho vay theo kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số cho vay. Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế. Kế đến là sự tăng trưởng của doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà, do thu nhập của người dân tăng lên, chính vì vậy mà nhu cầu về đời sống của con người cũng cao hơn, nâng cao mặt bằng của địa phương. Nhưng
chủ điểm cuối cùng thì cho vay kinh doanh dịch vụ vẫn là đối tượng chính cần được ưu tiên. Bên cạnh đó, cũng mở rộng cho vay tiêu dùng với nhiều loại hình cho vay đa dạng như: mua xe, máy giặt,… tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,…. Có như vậy nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, xây dựng và sửa chữa nhà, đời sống và tiêu dùng,… mới không ngừng tăng theo.
4.2.1.3 Cho vay theo thành phần kinh tế
Thực hiện nghị quyết 13 của Thủ tướng Chính phủ theo tình thần phát triển kinh tế tăng tốc. PGD đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho các thành phần kinh tế trên địa phương: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn; Doanh nghiệp tư nhân; Hộ sản xuất kinh doanh và các thành phần khác. Nhưng trong những năm qua PGD không có khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng 6:
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - 1.100 1,4 1.350 0,9 1.100 - 250 22,7 Danh nghiệp tư nhân 5.900 15,0 12.260 14,7 18.873 13,1 6.360 107,8 6.613 53,9 Hộ sản xuất kinh doanh - - - - 64.882 45,2 - - 64.882 - Cho vay khác 33.332 85,0 69.824 83,9 58.572 40,8 36.492 109,5 -11.252 -16,1 Tổng 39.232 100 83.184 100 143.677 100 49.952 112 60.493 72,7 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Năm 2004, doanh nghiệp tư nhân chiếm 15%; cho vay khác chiếm 85%. Sang năm 2005: công ty cổ phần, TNHH chiếm 1,42%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 14,7%; cho vay khác chiếm 83,9% trong tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006: Công ty cổ phần, TNHH 0,9%; doanh nghiệp tư nhân chiếm13,1%; hộ sản xuất kinh doanh 45,2%; cho vay khác chiếm 40,8% trong tổng doanh số cho vay.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Công ty cổ phần, TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Cho vay khác
Hình 7:Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
* Xét về tốc độ tăng trưởng:
Doanh số cho vay công ty cổ phần, TNHH có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay tăng 1.100 triệu đồng so với năm 2004. Do trong năm 2005, tình hình kinh doanh của ngân hàng đi vào ổn định, tạo uy tín đối với khách hàng, khẳng định vị trí của PGD và mở rộng quy mô đầu tư. Đến năm 2006 đạt 1.350 triệu đồng tương ứng mức tăng 250 triệu đồng và tỷ lệ 22,7%. Vì trong năm này, những chính sách thông thoáng và thủ tục thành lập đơn giản nên nhiều công ty được thành lập, do mới thành lập nên nhu cầu về vốn rất cao. Doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2004 đạt 5.900 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng vọt đến 12.260 triệu đồng tương ứng mức tăng 6.360 triệu đồng và tỷ lệ 107,8%. Sang năm 2006 cũng tiếp tục tăng lên đến 18.873 triệu đồng tương ứng mức tăng 6.613 triệu đồng và tỷ lệ 53,9%. Nguyên nhân là do trên địa bàn tình hình kinh doanh thuận lợi và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện theo phương hướng chuyển dịch doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp mới thành lập nên rất cần vốn. Do đó, ngân hàng áp dụng chính sách thông thoáng, thủ tục cho vay đơn giản nên hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân ra đời và đi vào họat động với nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy mà doanh số cho vay của loại hình này tăng cao.
Doanh số cho vay của hộ sản xuất ở năm 2004 và 2005 không có cho vay hộ sản xuất là do ngân hàng chưa có những chính sách ưu đãi, các ngân hàng trên
cùng địa bàn cạnh tranh cho vay với lãi xuất thấp hơn, quy mô của ngân hàng chưa rộng lắm. Đến năm 2006 tăng 64.882 triệu đồng. Nguyên nhân do năm này trên địa bàn tình hình kinh doanh thuận lợi, nên nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh tăng cao.
Doanh số cho vay khác: là doanh số cho vay phục vụ nhu cầu đời sống bao gồm: sửa chữa nhà, mua sắm đồ dùng sinh họat cần thiết cho cá nhân và gia đình,… Doanh số này tăng là do cho vay ở loại hình mới này, ngân hàng từng bước mở rộng đầu tư các tổ chức công đoàn thuộc các đơn vị kinh tế - xã hội và có sự cam kết bảo lãnh của thủ trưởng đơn vị. Đây là lĩnh vực cho vay an toàn và ít rủi ro nên ngân hàng chú trọng đầu tư.