NĂM
Bảng 1: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu 2.936 7.213 11.456 4.277 145,7 4.243 58,8 1.Thu từ hoạt động tín dụng 2.906 7.146 11.373 4.240 145,9 4.227 59,2 2.Thu nhập từ dịch vụ 30 66 81 36 120,0 15 22,7 3.Thu từ hoạt động khác - 1 2 1 - 1 100,0 II.Tổng chi 184 6.014 9.842 5.830 3168,5 3.828 63,7 1.Chi từ hoạt động tín dụng 179 5.319 8.017 5.140 2871,5 2.698 50,7 2.Chi từ hoạt động dịch vụ - 27 30 27 - 3 11,1 3.Chi phí khác 5 668 1.795 663 13260,0 1.127 62,8 - Chi phí CB- CNV - 324 563 324 - 239 73,8 - Chi phí quản lý & công cụ - 147 386 147 - 239 162,6 - Chi về tài sản - 17 246 17 - 229 1347,1 - Chi hoạt động kinh doanh khác 5 180 600 175 3500,0 420 233,3 III.Lợi nhuận 2.752 1.199 1.614 -1.553 -56,4 415 34,6 (Nguồn: Tổ Kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy cả 2 chỉ tiêu thu nhập và chi phí đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của thu và chi qua các năm không đều dẫn đến lợi nhuận cũng dao động theo, có năm giảm đột ngột rồi lại có năm tăng lên rất mạnh.
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Hình 2: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
* Về thu:
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu trong 3 năm liên tục tăng. Năm 2004, tổng thu là 2.936 triệu đồng. Năm 2005 tổng thu là 7.213 triệu đồng tăng 4.277 triệu đồng hay tăng 145,7% so với 2004. Đến năm 2006, tổng thu là 11.456 triệu đồng tăng 4.243 triệu đồng hay tăng 58,8%. Tổng thu tăng là do thu lãi cho vay từ hoạt động tín dụng tăng.
+ Thu từ hoạt động tín dụng:
Là nguồn thu chủ yếu của PGD nên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Cụ thể năm 2004 thu từ hoạt động tín dụng là 2.906 triệu đồng chiếm 98% trong tổng nguồn thu. Năm 2005 khoản thu này đạt đến 7.146 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 99% trong tổng nguồn thu năm 2005. Nếu so sánh năm 2005 so với năm 2004 thì nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng 4.240 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 145,9%.
Trong năm 2006 thu lãi từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng chậm lại. Năm này thu lãi cho vay là 11.373 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99% trong tổng nguồn thu năm 2006, tăng 4.227 triệu đồng hay tăng 59,2% so với năm 2005. Ta thấy thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu.
Nguyên nhân:
- Do nhu cầu vốn của khách hàng liên tục tăng đặc biệt là nhu cầu vốn sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu vốn đời sống tiêu dùng của người dân.
- Do PGD mở rộng hoạt động tín dụng, áp dụng nhiều biện pháp cho vay, chú trọng đầu tư các ngành chủ yếu của địa phương, quan tâm đến đầu tư chiều sâu nhất là trong lĩnh vực hải sản, tiếp cận khai thác các đối tượng vay vốn, xây dựng dự án đúng quy trình nghiệp vụ, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh dẫn đến tăng nguồn thu.
+ Thu dịch vụ:
Nguồn thu này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu và tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2004, thu dịch vụ là 30 triệu đồng. Sang năm 2005, tăng lên đột ngột là 66 triệu đồng tăng 36 triệu đồng hay tăng 120% so với năm 2004. Trong năm 2006 nguồn thu này có xu hướng tăng chậm lại là 81 triệu đồng tăng 15 triệu đông tương ứng với tỷ lệ tăng 22,7% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2005 và 2006 ngân hàng mở rộng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền từ nước ngoài góp phần tăng thu nhập cho PGD.
* Về chi:
Chi phí tăng không đều qua các năm: năm 2005 chi phí tăng đột ngột (3168,5%) so với năm 2004, năm 2006 chi phí tăng (63,7%) so với năm 2005. Song song với sự tăng trưởng nguồn thu từ hoạt động tín dụng mang lại, chi phí cho hoạt động tín dụng cũng có tốc độ tăng khá cao qua các năm. Năm 2005 chi phí huy động vốn tăng lên rất mạnh là 5.140 triệu đồng hay tăng 2871,5% so với năm 2004, năm 2006 chi phí tăng 2.698 tiệu đồng tương ứng với tỷ lệ 63,7%. Nguyên nhân là do huy động vốn tăng, cơ cấu nguốn vốn thay đổi. Chi phí hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí: cụ thể năm 2004 chiếm 97,3%, năm 2005 chiếm 88,4%, năm 2006 chiếm 81,5% trong tổng chi phí. Một trong những nguyên nhân chính làm cho chi phí huy động vốn tăng là do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng ngày càng phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền, đầu tư cho công tác huy động vốn nhiều hơn, do cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm, huy động từ tiền gởi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá cao. Thêm vào đó các khoản mục chi phí khác như: chi lương, chi quản lý công cụ, chi dự phòng - bảo hiểm,… cũng tăng qua các năm. Đặc biệt là chi phí dự phòng - bảo hiểm ở năm 2005 tăng mạnh làm cho lợi nhuận giảm mạnh ở năm 2005.
* Về lợi nhuận:
Đây là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà kinh doanh nào và đó cũng là mục tiêu của ngành ngân hàng, với phương châm tối đa hoá lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ PGD Khánh Hưng luôn xem lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận của PGD có sự tăng trưởng không đều qua các năm, ở năm 2005 giảm đột ngột rồi lại tăng lên rất mạnh, cụ thể:
Năm 2004 lợi nhuận là 2.752 triệu đồng. Sang năm 2005, lợi nhuận giảm đi rất nhanh chỉ còn 1.199 triệu đồng giảm 1.553 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 56,4% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tổng chi năm 2005 có tốc độ tăng cao hơn so với tổng thu, mặc dù ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Đến năm 2006, thì lợi nhuận có xu hướng tăng lên với 1.614 triệu đồng tăng 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 34,6% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tổng thu của năm này cao hơn so với tổng chi.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi
- Trụ sở mới của PGD Khánh Hưng nằm ở vị trí khá thuận lợi (Khu dân cư Minh Châu) là nơi tập trung dân cư đông đúc, với nhiều loại hình hoạt động kinh tế phong phú không riêng về sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngân hàng rất có ưu thế trong giao dịch với khách hàng .
- Các dự án của tỉnh đã và đang phát huy tốt hiệu quả kinh tế - xã hội, ngày càng thu hút nhiều hơn sự đầu tư ở các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
- Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát triển về số lượng và quy mô hoạt động.
- Được sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo & PTNT Sóc Trăng trong việc thực hiện nghiêm túc các cơ chế, làm cho hoạt động ngân hàng thêm lành mạnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, tháo gỡ cho PGD những khó nhăn trong hoạt động kinh doanh .
- Trong thời gian qua Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với thế mạnh mạng lưới rộng khắp tận các vùng nông thôn đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tận tụy với công việc, tạo uy tín đối với khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
3.4.2 Khó khăn
- Giá xăng dầu, giá vàng tăng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn nhất nguồn trung hạn. Ngành khai thác thủy sản lợi nhuận giảm thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch trả nợ vay ngân hàng.
- Nắng hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu ở nhiều nơi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt, dịch cúm gia cầm tác động không nhỏ đến giá cả sinh hoạt của đại bộ phận người dân, ảnh hưởng đến đại bộ phận người chăn nuôi và các dịch vụ kèm theo.
- Nguồn vốn huy động hầu hết từ tiền gởi dân cư có tính chất ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng rất chậm, không huy động tiền gởi từ các tổ chức kinh tế, tiền gởi kho bạc nên lãi suất huy động bình quân cao.
- Tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt và đa dạng giữa các tổ chức tín dụng trong tỉnh. Hiện trên địa bàn có 04 NHTM Nhà nước: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà; 04 NHTM cổ phần: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Đông Á; 01 Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt về lãi suất, phí dịch vụ thanh toán, nới lỏng điều kiện vay, mở thêm các điểm giao dịch.
- Cơ sở vật chất còn yếu kém ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư, hiện đại hóa của ngành ngân hàng.
- Luật đât đai và chính sách thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tác động đến giá cả bất động sản và tài sản gắn liền với đất. Thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hương trực tiếp đến hoạt động tiền tệ tín dụng của ngân hàng.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007 3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007 3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007
- Về huy động vốn: phấn đấu số dư nguồn vốn đạt 22.000 triệu đồng, tăng 100 đến 150% so với năm trước.
- Về tổng dư nợ: phấn đấu tổng dư nợ đạt 116.000 triệu đồng, tăng 13% so với năm trước.
- Về cơ cấu nợ trung – dài hạn: phấn đấu đạt 35.000 triệu đồng đạt tỷ lệ 35%/Tổng dư nợ.
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 0,5% không để nợ tồn đọng phát sinh do nguyên nhân chủ quan.
3.5.2 Các giải pháp tín dụng
- Quán triệt trong toàn thể cán bộ công nhân viên, phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động, mở rộng dịch vụ để thu hút khách hàng, chú trọng nguồn vốn trung hạn. Nhận thức rõ huy động vốn là nghiệp vụ khó, đòi hỏi phải có chiến lược, phương pháp, nghệ thuật cũng như các tiện ích phục vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, do đó cần phải xác định rõ những nhóm khách hàng tiềm tàng, địa bàn trọng điểm.
- Có chính sách khách hàng hợp lý, không ngừng phát triển thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, phát triển nghiệp vụ và nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên. - Tăng cường công tác quản lý tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định kỳ hạn nợ tùy tiện nhằm che dấu thực trạng nợ xấu. Coi chất lượng là sự nghiệp tồn tại của PGD, có biện pháp triệt để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và tập trung thu hồi vốn sau khi đã xử lý rủi ro. Cho vay dự án trung hạn phải nâng cao một bước khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, cảnh giác trong việc cho vay mua lại nợ của ngân hàng khác, khi dự án không có khả năng trả nợ ngân hàng.
- Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến rủi ro của ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Thường xuyên phân loại khách hàng để áp dụng chính sách, biện pháp tín dụng, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, dự án kinh doanh không có hiệu quả.
- Về nguồn nhân lực nên hạn chế trong việc luân chuyển cán bộ tín dụng sang địa bàn khác vì ảnh hưởng đến việc quản lý tín dụng và xử lý nợ do cán bộ tín dụng mới chưa quen công việc.
- Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ, giao chỉ tiêu các khoản nợ phải thu, lãi phải thu đến từng cán bộ tín dụng. Đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, phải tổ chức theo dõi và có kế hoạch thu hồi. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện của từng cán bộ tín dụng, đề ra biện pháp xử lý thu hồi triệt để, để góp phần nâng cao năng lực tài chính, cũng cố kỹ cương, nâng cao nhận thức cho cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng. Gắn kết quả thu hồi nợ vào tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ.
- Xác định tăng trưởng lợi nhuận là nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Thực hiện phân tích tài chính khách hàng hàng quý kịp thời, để đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, để có phương pháp điều chỉnh kịp thời. Thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí. Đảm bảo có lợi nhuận theo kế hoạch và đủ lương cho cán bộ công nhân viên.
- Thống kê nợ xấu, phân công cụ thể người chịu trách nhiệm xử lý. Đồng thời tích cực xử lý nợ tồn đọng.
- Gắn bó hoạt động đồng bộ giữa Đảng, chính quyền các Đoàn thể, chăm lo giáo dục đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch, phong trào thi đua phát huy truyền thống đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH KHÁNH HƯNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Việc khơi nguồn vốn là vấn đề khó khăn đang thách thức và đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng gởi tiền vào ngân hàng.
Nhận thức rõ phương châm: “Đi vay để cho vay” những năm qua PGD Khánh Hưng không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, cố gắng huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay ngân hàng có nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gởi dân cư bao gồm tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gởi tiết kiệm trên 12 tháng. Tình hình nguồn vốn của PGD qua 3 năm thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ Kế toán) Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chi tiêu
Số tiền % tiền Số % Số tiền % tiền Số % Số tiền % 1.Vốn huy động không kỳ hạn 572 24,5 3.813 55,3 1.802 16,8 3.241 566,6 -2.011 -52,7 -Tiền gởi không kỳ hạn 508 21,8 3.780 54,8 1.038 9,7 3.272 644,1 -2.742 -72,5 -Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn 64 2,7 33 0,5 764 7,1 -31 -48,4 761 2215,2 2. Vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng 127 5,4 1.828 26,5 5.964 55,8 1.701 1339,4 4.136 226,3 -Tiền gởi tiết kiệm dưới 12 tháng 127 5,4 1.828 26,5 4.894 45,5 1.701 1339,4 3.066 167,7