Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại PGD Khánh Hưng chi nhánh NHNN v PTNT Sóc Trăng (Trang 61 - 67)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh kết quả có được của PGD từ khâu cho vay đến khâu thu nợ. Nó thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được hoặc thu hồi tại thời điểm báo cáo.

Từ sự tăng trưởng khá ổn định của doanh số cho vay, doanh số thu nợ đã kéo theo sự tăng trưởng ổn định của doanh số dư nợ. Kết quả thể hiện cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2004, dư nợ đạt 38.114 triệu đồng. Năm 2005, đã tăng lên thành 80.761 triệu đồng cụ thể là tăng 42.647 triệu đồng hay tăng 111,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, đã đạt 103.899 triệu đồng tăng 23.138 triệu đồng hay tăng 28,6% so với năm 2005.

Để đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng, đồng vốn đưa ra đã phát huy được tiềm năng phát triển của các thành phần kinh tế với những mục đích sử dụng vốn khác nhau, thực hiện tốt chủ trương, đường lối cũng như kế hoạch được giao.

4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn cho vay

Tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng 10 như sau:

Bảng 10: Dư nợ theo thời hạn cho vay

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệnh

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiền Số % tiền Số %

Cho vay ngắn

hạn 18.334 48,1 49.487 61,3 63.157 60,8 31.153 169,9 13.670 27,6 Cho vay trung

hạn 19.780 51,9 31.274 38,7 40.742 39,2 11.494 58,1 9.468 30,3

Tổng 38.114 100 80.761 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6

(Nguồn: Tổ Kế toán)

* Xét về tỷ trọng:

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ở năm 2005 và 2006, còn năm 2004 thì dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, là năm 2004: dư nợ ngắn hạn chiếm 48,1%; dư nợ trung hạn 51,9% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ ngắn hạn chiếm 61,3%; dư nợ trung hạn chiếm 38,7% trong tổng dư nợ.

Đến năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm 60,8%; dư nợ trung hạn chiếm 39,2% trong tổng dư nợ.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn

Hình 11: Dư nợ theo thời hạn cho vay

* Xét về tốc độ tăng trưởng:

Dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ đạt 18.334 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh lên đến 49.487 triệu đồng tương ứng mức tăng 31.153 triệu đồng và tỷ lệ 169,9% so với năm trước.

Đến năm 2006 tăng nhẹ đạt 63.157 triệu đồng, tương ứng mức tăng 13.670 triệu đồng và tỷ lệ 27,6% so với năm 2005.

Tương tự dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn cũng có chiều hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể là năm 2004 đạt 19.780 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 31.274 triệu đồng tăng 11.494 triệu đồng hay 58,1% so với năm trước. Đến năm 2006 tăng nhẹ đạt 40.742 triệu đồng tăng 9.468 triệu đồng tương ứng mức tăng 30,3% so với năm 2005.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn đều tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ở năm 2005 và năm 2006 trong tổng dư nợ cho vay và mức gia tăng hàng năm rất mạnh. Vì đây là loại cho vay có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh, nên nhu cầu về vốn cao. Còn dư nợ trung hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng sự gia tăng hàng năm cũng ảnh hưởng đến tổng dư nợ của ngân hàng. Do trong những năm qua các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.

4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện ở bảng 11:

Bảng 11: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số

tiền % tiền Số % Số tiền % Số tiền % tiền Số %

Kinh doanh dịch vụ 16.403 43,0 45.236 56,0 73.261 70,5 28.833 175,8 28.025 62,0 Xây dựng & sửa chữa nhà 12.393 32,5 26.915 33,3 22.446 21,6 14.522 117,2 -4.469 -16,6 Đời sống & tiêu dùng 9.318 24,5 8.281 10,3 64.488 6,2 -1.037 -11,1 -1.793 -21,7 Cho vay khác - - 329 0,4 1.704 1,7 329 1.375 417,9 Tổng 38.114 100 40.538 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 43%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 32,5%; đời sống và tiêu dùng chiếm 24,5% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 56%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 33,3%; đời sống và tiêu dùng chiếm 10,3% và cho vay khác chiếm 0,4% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, dư nợ về kinh doanh dịch vụ chiếm 70,5%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 21,6%; đời sống và tiêu dùng chiếm 6,2%; cho vay khác chiếm 1,7% trong tổng dư nợ.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Kinh doanh dịch vụ Xây dựng và sửa chữa nhà Đời sống và tiêu dùng Cho vay khác Hình 12: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

* Xét về tốc dộ tăng trưởng:

Dư nợ cho vay kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2004 đạt 16.403 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 45.236 triệu đồng tương ứng mức tăng 28.833 triệu đồng và tỷ lệ 175,8% so với năm 2004. Đến năm 2006 tiếp tục tăng đạt 73.261 triệu đồng tương ứng mức tăng 28.025 triệu đồng hay 62,0% so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế tỉnh nhà, nên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thu hút nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy, mà nhu cầu về vốn tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng.

Dư nợ cho vay xây dựng và sửa chữa nhà tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 12.393 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 26.915 triệu đồng tương ứng mức tăng 14.522 triệu đồng hay 117,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do năm này tình hình hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định, uy tín và vị thế của ngân hàng mới được khẳng định trên địa bàn, tạo cảm giác yên tâm khi khách hàng đến giao dịch, vì vậy mà dư nợ tăng lên đột ngột. Nhưng đến năm 2006 lại giảm còn 22.446 triệu đồng tương ứng với mức 4.469 triệu đồng hay 16,6% so với năm 2005. Do trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh cho vay với lãi suất ưu đãi nên dư nợ của năm này giảm.

Dư nợ cho vay đời sống và tiêu dùng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 9.318 triệu đồng. Sang năm 2005 giảm xuống còn 8.218 triệu đồng tương ứng mức giảm 1.037 triệu đồng hay 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 lại giảm còn 6.488 triệu đồng tương ứng mức giảm 1.793 triệu đồng hay 21,7% so với năm 2005. Nguyên nhân là do giá cả của các mặt hàng đắc đỏ, người dân phải cân nhắc trước khi tiêu dùng. Chính vì vậy, mà làm cho dư nợ giảm qua các năm.

Dư nợ cho vay khác chiếm tỷ trọng thấp và tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tăng 329 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 tăng lên rất mạnh đạt 1.704 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.375 triệu đồng hay 417,9%. Là do ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư, đặc biệt là trong năm 2006 ngân hàng chuyển trụ sở giao dịch vào khu dân cư Minh Châu, điều kiện giao dịch thuận lợi hơn.

4.2.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng 12:

Bảng 12: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiền Số % tiền Số %

Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - 700 0,9 950 0,9 700 - 250 35,7 Doanh nghiệp tư nhân 4.200 11,0 8.659 10,7 9.889 9,5 4.459 106,2 1.230 14,2 Hộ sản xuất kinh doanh 200 0,5 - - 34.746 33,4 -200 - 34.746 - Cho vay khác 33.714 88,5 71.402 88,4 58.314 56,2 37.688 111,8 13.088 - 18,3 - Tổng 38.114 100 80.761 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:

Dư nợ cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ doanh nghiệp tư nhân chiếm 11,0%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 0,5%; cho vay khác chiếm 88,5% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ công ty cổ phần, TNHH chiếm 0,9%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 10,7%; cho vay khác chiếm 88,4% trong tổng dư nợ.

Đến năm 2006, dư nợ công ty cổ phần, TNHH chiếm 0,9%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 33,4%; cho vay khác chiếm 56,2% trong tổng dư nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Công ty cổ phần, TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Cho vay khác

* Xét về tốc độ tăng trưởng:

Doanh số dư nợ của công ty cổ phần, TNHH có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tăng 700 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng đạt 950 triệu đồng tương ứng mức tăng 250 triệu đồng hay 35,7% so với năm 2005.

Như vậy, doanh số dư nợ của công ty cổ phần, TNHH có tỷ trọng thấp nhất qua các năm do các đơn vị này chiếm đóng trên địa bàn còn rất ít nhưng do kinh doanh có hiệu quả nên chỉ tiêu này có chiều hướng tăng qua các năm.

Doanh số dư nợ của doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2004 đạt 4.200 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 8.659 triệu đồng tương ứng mức tăng 4.459 triệu đồng hay 106,2 so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 dư nợ lại tiếp tục tăng đạt 9.889 triệu đồng tăng 1.230 triệu đồng hay 14,2% so với năm 2005. Nguyên nhân trên địa bàn điều kiện kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu về vốn cao để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa.

Doanh số dư nợ của hộ sản xuất tăng trưởng không ổn định. Cụ thể năm 2005 đạt 200 triệu. Sang năm 2006 chỉ tiêu này giảm 200 triệu đồng so với năm 2004.

Doanh số dư nợ của các thành phần khác tăng trưởng không ổn định. Năm 2004 đạt 33.714 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng đột ngột đạt 71.402 triệu đồng tương ứng mức tăng 37.688 triệu đồng hay tăng 111,8% so với năm 2004. Do năm 2005 tình hình hoạt động của ngân hàng ổn định, tạo được uy tín đối với khách hàng nên ngân hàng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh khai thác các khách hàng tiềm năng.

Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại giảm chỉ còn 58.314 triệu đồng tương ứng mức giảm 13.088 triệu đồng hay 18,3% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, giá cả các mặt hàng tăng nhanh, ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân và tác động đến tình hình cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại PGD Khánh Hưng chi nhánh NHNN v PTNT Sóc Trăng (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)