Thu thập số liệu trực tiếp từ báo cáo của PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng ở các năm mà chủ yếu năm 2004, 2005, 2006 do tổ Kế toán cung cấp.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Áp dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối và so sánh đối chiếu số liệu qua 3 năm để phân tích.
- Kết hợp với lý thuyết được học và thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng để trình bày và rút ra kết luận.
CHƯƠNG 3:
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA PGD KHÁNH HƯNG – CHI NHÁNH NHNo & PTNT SÓC TRĂNG
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo QĐ 400/CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ). Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập bằng 100% vốn Ngân sách Nhà nước cấp và là một NHTM quốc doanh hoạt động từ chuyên kinh doanh phát triển nông nghiệp chuyển sang kinh doanh đa năng. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam theo QĐ 280/QĐNH ngày 10/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/07/1996.
Theo quyết định số 53/NH của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, ngày 14/07/1989 CN NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang đã thành lập, thời gian đó NHNo
& PTNT Tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh Thị xã của NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang.
Sau khi Tỉnh Hậu Giang được tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng theo nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá VIII, Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ chức là một NHTM quốc doanh tỉnh. Hội sở chính đặt tại số 04 – Trần Hưng Đạo – Phường 2 – Thành phố Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng có mạng lưới hoạt động trong toàn tỉnh gồm có: 13 chi nhánh cơ sở. Trong đó: 9 ngân hàng huyện thị, 3 ngân hàng cấp 4 và 1 PGD Khánh Hưng.
Phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động ngày 09/12/2002, đặt trụ sở tại 20C – Quốc lộ 1 – Phường 7 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng. Từ ngày 01/07/2006 để mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, PGD Khánh Hưng chuyển vào 64A – Quốc lộ 1 – Khu dân cư Minh Châu – Phường 7 – TP
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Chi nhánh NHNo & PTNT đã từng bước đổi mới phong cách phục vụ, thủ tục vay vốn thuận lợi với khách hàng, tăng cường các biện pháp huy động hữu hiệu để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT phát triển lành mạnh cơ sở khai thác và đầu tư vốn nhằm phát huy tiềm năng của các ngành kinh tế tại địa phương, đồng thời phát triển công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là chỉ tiêu phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên của PDG trong các năm qua, để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC - CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG NGHIỆP VỤ VỤ
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Ngày 10/01/2007 Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ban hành quyết định số 17/HĐQT về việc thay đổi tên gọi đối với chức danh Trưởng phòng giao dịch thành Giám đốc phòng giao dịch, phó phòng giao dịch thành Phó Giám đốc phòng giao dịch.
Phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng chỉ là 1 chi nhánh cấp 3 trực thuộc hội sở Tỉnh nên số cán bộ công nhân viên rất ít, toàn nhánh chỉ có 14 người gồm:
- 01 Giám đốc - 01 Phó Giám đốc
- 02 Tổ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tổ tín dụng: gồm 06 cán bộ tín dụng + Tổ Kế toán – Ngân quỹ: gồm 04 người - 01 Tổ bảo vệ: gồm 02 người
Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ Tín Dụng Tổ Kế toán – Ngân quỹ Tổ bảo vệ Cửa hàng vàng Hình 1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của PGD Khánh Hưng 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ 3.2.2.1 Giám đốc
- Trực tiếp điều hành và thực hiện các nghiệp vụ của PGD.
- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc.
- Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đóc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam như: việc bổ nhiệm, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, các trưởng phòng (Tổ) chuyên môn nghiệp vụ, phương hướng hoạt động của PGD, báo cáo tài chính, tổng hợp quyết toán năm của PGD,…
- Ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo quy định.
- Tổ chức việc hoạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài chính và quyết định của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Đại diện tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam khởi kiện công chúng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan luật pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh của PGD.
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của PGD lên chi nhánh cấp trên.
- Phân công cho Phó Giám đốc đi lại các cuộc họp trong và ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của PGD. Khi Giám đốc đi vắng trên 1 ngày, nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung.
3.2.2.2 Phó Giám đốc
- Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của PGD theo nguyên tắc tập trung dân chủ chế độ thủ trưởng.
3.2.2.3 Tổ tín dụng
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương và các chính sách ưu đãi từng loại khách hàng.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.
- Giúp Giám đốc kiểm tra hoạt động tín dụng .
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân đề xuất hướng khắc phục.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh theo đúng kế hoạch được giao.
3.2.2.4 Tổ Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.
- Xây dựng và quyết toán chỉ tiêu tài chính, quỹ tiền lương của PGD. - Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của PGD.
- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định.
3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM NĂM
Bảng 1: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu 2.936 7.213 11.456 4.277 145,7 4.243 58,8 1.Thu từ hoạt động tín dụng 2.906 7.146 11.373 4.240 145,9 4.227 59,2 2.Thu nhập từ dịch vụ 30 66 81 36 120,0 15 22,7 3.Thu từ hoạt động khác - 1 2 1 - 1 100,0 II.Tổng chi 184 6.014 9.842 5.830 3168,5 3.828 63,7 1.Chi từ hoạt động tín dụng 179 5.319 8.017 5.140 2871,5 2.698 50,7 2.Chi từ hoạt động dịch vụ - 27 30 27 - 3 11,1 3.Chi phí khác 5 668 1.795 663 13260,0 1.127 62,8 - Chi phí CB- CNV - 324 563 324 - 239 73,8 - Chi phí quản lý & công cụ - 147 386 147 - 239 162,6 - Chi về tài sản - 17 246 17 - 229 1347,1 - Chi hoạt động kinh doanh khác 5 180 600 175 3500,0 420 233,3 III.Lợi nhuận 2.752 1.199 1.614 -1.553 -56,4 415 34,6 (Nguồn: Tổ Kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy cả 2 chỉ tiêu thu nhập và chi phí đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của thu và chi qua các năm không đều dẫn đến lợi nhuận cũng dao động theo, có năm giảm đột ngột rồi lại có năm tăng lên rất mạnh.
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Hình 2: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
* Về thu:
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu trong 3 năm liên tục tăng. Năm 2004, tổng thu là 2.936 triệu đồng. Năm 2005 tổng thu là 7.213 triệu đồng tăng 4.277 triệu đồng hay tăng 145,7% so với 2004. Đến năm 2006, tổng thu là 11.456 triệu đồng tăng 4.243 triệu đồng hay tăng 58,8%. Tổng thu tăng là do thu lãi cho vay từ hoạt động tín dụng tăng.
+ Thu từ hoạt động tín dụng:
Là nguồn thu chủ yếu của PGD nên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Cụ thể năm 2004 thu từ hoạt động tín dụng là 2.906 triệu đồng chiếm 98% trong tổng nguồn thu. Năm 2005 khoản thu này đạt đến 7.146 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 99% trong tổng nguồn thu năm 2005. Nếu so sánh năm 2005 so với năm 2004 thì nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng 4.240 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 145,9%.
Trong năm 2006 thu lãi từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng chậm lại. Năm này thu lãi cho vay là 11.373 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99% trong tổng nguồn thu năm 2006, tăng 4.227 triệu đồng hay tăng 59,2% so với năm 2005. Ta thấy thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu.
Nguyên nhân:
- Do nhu cầu vốn của khách hàng liên tục tăng đặc biệt là nhu cầu vốn sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu vốn đời sống tiêu dùng của người dân.
- Do PGD mở rộng hoạt động tín dụng, áp dụng nhiều biện pháp cho vay, chú trọng đầu tư các ngành chủ yếu của địa phương, quan tâm đến đầu tư chiều sâu nhất là trong lĩnh vực hải sản, tiếp cận khai thác các đối tượng vay vốn, xây dựng dự án đúng quy trình nghiệp vụ, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh dẫn đến tăng nguồn thu.
+ Thu dịch vụ:
Nguồn thu này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu và tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2004, thu dịch vụ là 30 triệu đồng. Sang năm 2005, tăng lên đột ngột là 66 triệu đồng tăng 36 triệu đồng hay tăng 120% so với năm 2004. Trong năm 2006 nguồn thu này có xu hướng tăng chậm lại là 81 triệu đồng tăng 15 triệu đông tương ứng với tỷ lệ tăng 22,7% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2005 và 2006 ngân hàng mở rộng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền từ nước ngoài góp phần tăng thu nhập cho PGD.
* Về chi:
Chi phí tăng không đều qua các năm: năm 2005 chi phí tăng đột ngột (3168,5%) so với năm 2004, năm 2006 chi phí tăng (63,7%) so với năm 2005. Song song với sự tăng trưởng nguồn thu từ hoạt động tín dụng mang lại, chi phí cho hoạt động tín dụng cũng có tốc độ tăng khá cao qua các năm. Năm 2005 chi phí huy động vốn tăng lên rất mạnh là 5.140 triệu đồng hay tăng 2871,5% so với năm 2004, năm 2006 chi phí tăng 2.698 tiệu đồng tương ứng với tỷ lệ 63,7%. Nguyên nhân là do huy động vốn tăng, cơ cấu nguốn vốn thay đổi. Chi phí hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí: cụ thể năm 2004 chiếm 97,3%, năm 2005 chiếm 88,4%, năm 2006 chiếm 81,5% trong tổng chi phí. Một trong những nguyên nhân chính làm cho chi phí huy động vốn tăng là do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng ngày càng phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền, đầu tư cho công tác huy động vốn nhiều hơn, do cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm, huy động từ tiền gởi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá cao. Thêm vào đó các khoản mục chi phí khác như: chi lương, chi quản lý công cụ, chi dự phòng - bảo hiểm,… cũng tăng qua các năm. Đặc biệt là chi phí dự phòng - bảo hiểm ở năm 2005 tăng mạnh làm cho lợi nhuận giảm mạnh ở năm 2005.
* Về lợi nhuận:
Đây là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà kinh doanh nào và đó cũng là mục tiêu của ngành ngân hàng, với phương châm tối đa hoá lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ PGD Khánh Hưng luôn xem lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận của PGD có sự tăng trưởng không đều qua các năm, ở năm 2005 giảm đột ngột rồi lại tăng lên rất mạnh, cụ thể:
Năm 2004 lợi nhuận là 2.752 triệu đồng. Sang năm 2005, lợi nhuận giảm đi rất nhanh chỉ còn 1.199 triệu đồng giảm 1.553 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 56,4% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tổng chi năm 2005 có tốc độ tăng cao hơn so với tổng thu, mặc dù ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Đến năm 2006, thì lợi nhuận có xu hướng tăng lên với 1.614 triệu đồng tăng 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 34,6% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tổng thu của năm này cao hơn so với tổng chi.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi
- Trụ sở mới của PGD Khánh Hưng nằm ở vị trí khá thuận lợi (Khu dân cư Minh Châu) là nơi tập trung dân cư đông đúc, với nhiều loại hình hoạt động kinh tế phong phú không riêng về sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngân hàng rất có ưu thế trong giao dịch với khách hàng .
- Các dự án của tỉnh đã và đang phát huy tốt hiệu quả kinh tế - xã hội, ngày càng thu hút nhiều hơn sự đầu tư ở các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
- Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát triển về số lượng và quy mô hoạt động.
- Được sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo & PTNT Sóc Trăng trong việc thực hiện nghiêm túc các cơ chế, làm cho hoạt động ngân hàng thêm lành mạnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, tháo gỡ cho PGD những khó nhăn trong hoạt động kinh doanh .