Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 88 - 89)

- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che

3.3.4Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường

8 Tiền lương cán bộ nhóm, tổ 3.90 (300.000đ x 12 tháng x 20 người) 9 Hoa hồng nhóm, tổ 2.162 (20đ x 2000 tấn)

3.3.4Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường

rng th trường

3.3.4.1 Nội dung giải pháp

Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu thì điều tiên quyết là doanh nghiệp xuất khẩu phải làm tốt hoạt động xúc tiến thương mại để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện hữu và mở rộng thị trường mới. Giữ vững và mở

rộng thị trường là vấn đề sống còn và luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng

đầu. Để mở rộng thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài việc duy trì mối quan hệ buôn bán với các bạn hàng truyền thống thuộc các thị trường chủ yếu như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng cần tích cực thâm nhập một số thị

trường mới như Nga, Trung Quốc, Trung đông... Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa kênh tiêu thụ, thiết lập quan hệ và tăng cường xuất khẩu trực tiếp tới các nhà rang xay để giảm lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu lớn. Trong đó thị trường Hoa kỳ là thị trường lớn cần quan tâm đặc biệt.

3.3.4.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp

Tác giảđề xuất giải pháp này nhằm các mục đích cụ thể sau: thứ nhất, kịp thời bảo vệ và củng cố uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu trên trường quốc tế. Thứ

hai, tích cực khai thác các thị trường truyền thống, tìm cơ hội thâm nhập sâu hơn thị

trường Hoa kỳ. Vì hiện nay, Hoa kỳ đã ban hành các quy định rất khắt khe về an

-88-

toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu. Do đó, hiểu thấu đáo hết mọi quy định, luật lệ, trong hoạt động buôn bán với đối tác Hoa Kỳ là cần thiết. Thứ

ba, xuất khẩu trực tiếp cho các nhà rang xay để cắt giảm các khâu buôn bán trung gian, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Việc tham gia chương trình cà phê có chứng nhận UTZ là cần thiết đối với các doanh nghiệp thành viên Vicofa và cả những hộ sản xuất. Tuy nhiên, nếu như hoạt

động xúc tiến thương mại và marketing không tốt thì các khách hàng nước ngoài

đặc biệt là các nhà rang xay sẽ ít biết đến cà phê UTZ xuất xứ Việt Nam. Do đó, giải pháp này giúp nâng cao hình ảnh cũng như khả năng tiếp cận thị trường thế giới của cà phê nhân Việt Nam.

3.3.4.3 Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 88 - 89)