Tập quán sản xuất cũ khó thay đổ

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 45 - 47)

- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che

b. Các công ty nước ngoài 2.707 5.777 19,53 22.631,5 24,

2.3.1.3 Tập quán sản xuất cũ khó thay đổ

S dng phân bón. Bộ nguyên tắc UTZ có yêu cầu người sản xuất (người nông dân) và hay đơn vịđược chứng nhận phải có danh sách được cập nhật và đầy

đủ tất cả các loại phân bón sử dụng và/hoặc lưu kho. Tất cả các lần sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ, phân bón lá phải được ghi chép lại với nội dung: Ngày sử

dụng (ngày, tháng, năm); Nhãn hiệu phân bón, loại phân bón và thành phần hóa học; Số lượng hay dung lượng trên hecta, lô hay vườn; Xác định vườn (tên, số hay code, địa điểm); Phương pháp bón phân và thiết bị sử dụng; Tên người thực hiện. Thực tiễn cho thấy nhiều hộ nông dân ghi chép khác với thực hiện và rất khó kiểm soát. Đây là điểm yếu của chương trình UTZ và cũng là khó khăn trong việc hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, nhiều hộ dùng phân bón hóa học quá mức với liều lượng cao với mục tiêu tăng năng suất nên chi phí đầu tư phân bón cao do 80,6% số

hộ nông dân được khảo sát sử dụng phân bón theo kinh nghiệm. Việc bón phân còn tùy tiện, theo kinh nghiệm và khả năng đầu tư nên đã làm giảm hiệu quả đầu tư và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, lượng phân hữu cơ được sử dụng rất hạn chế mặc dù có 60,6% hộ nông dân có sử dụng vỏ cà phê để làm phân bón.

-45-

S dng nước. Mục tiêu của các tiêu chí trong Bộ nguyên tắc UTZ là nhằm kiểm tra đơn vịđược chứng nhận và người sản xuất đã sử dụng nước tưới tiêu một cách hợp lý, không sử dụng quá nhiều hay quá ít. Đơn vịđược chứng nhận dùng các phương pháp có tính hệ thống để xác định lượng nước tưới, để trách sử dụng qua nhiều. Đơn vị được chứng nhận cũng cần quan tâm đến chất lượng nước tưới và tính bền vững của nguồn nước tưới. Nước tưới không bị nhiễm bẩn cà phê hay đất vì nước bùn tưới cà phê có thể bị lẫn độc tố và nấm mốc khác. Thực tế là những người sản xuất nhỏ được tiếp xúc hạn chế hoặc không được tiếp xúc với các thông tin về thời tiết và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thì việc tính toán nhu cầu nước và cân

đối hoạt động tưới tiêu là không thể. Đối với những đối tượng này thì nên có sự liên kết theo nhóm thay vì hoạt động độc lập. Có thể nói, tưới nước là biện pháp kỹ

thuật có tác dụng quyết định đến năng suất cà phê nhưng tưới nước nhiều quá sẽ

không tăng năng suất mà gây ra tác dụng ngược, gây lãng phí và kém hiệu quả làm cho chất dinh dưỡng trong đất theo nguồn nước thấm qua đất vượt quá tầng rể của cây cà phê. Nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ giếng đào chiếm khoảng 60%, giếng khoan khoảng 20%, còn lại từ các công trình thủy lợi. Hiện nay, có hai hình thức tưới chủ yếu là tưới gốc (31,6% nông dân tưới gốc) và tưới phun (68,4% hộ nông dân sử dụng hình thức tưới phun). Khi tưới nước nông dân thường sử dụng vòi phun trên tán lá cây hoặc tưới nước qua rãnh tốn nhiều chi phí, cạn kiệt nguồn nước và

ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên nhất là tình trạng tụt mực nước ngầm đang ở

mức báo động. Cách làm trên dẫn đến vườn cây phát triển nhanh nhưng không mang tính bền vững và lãng phí trong đầu tư. Nhìn chung, rất khó kiểm soát việc tuân thủ quy định, đòi hỏi ở khả năng nhận thức của người dân là chủ yếu. Vì không ít diện tích cà phê trồng trong điều kiện không phù hợp, nguồn nước thiếu, phần lớn nông dân trồng theo kinh nghiệm phong trào, ít chú trọng đến kỹ thuật. Do

đó, khi chọn đối tác tham gia chương trình UTZ thì các doanh nghiệp thường mất nhiều công sức và thời gian để thay đổi nhận thức của người nông dân cũng như cải thiện tình hình trên nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn.

-46-

Với những tập quán thói quen nói trên của người sản xuất là không dễ thay đổi phải tạo được sự thay đổi về mặt nhận thức và sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Đây cũng là bài toán hóc búa đối với hệ thống nông nghiệp hiện nay. Những vấn đề này bước đầu đã được thay đổi khi người sản xuất tham gia vào các nhóm liên kết để thực hiện chương trình chứng nhận UTZ. Khi tham gia vào chương trình người dân không những được tập huấn những kiến thức mới về các thực hành nông nghiệp tốt mà họ thường xuyên được giao lưu gặp gỡ để chia sẻ

kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau giữa những nông dân tiên tiến với người sản xuất bình thường, giữa các nhà khoa học, khuyến nông trực tiếp với người sản xuất. Bên cạnh đó ý thức cũng đã bước đầu thay đổi khi quyền lợi của người sản xuất khi tham gia chương trình chứng nhận còn được nâng cao (thông qua giá thưởng cho sản phẩm, cơ hội học tập, ….). Bên cạnh đó Bộ tiêu chuẩn UTZ yêu cầu việc ghi chép và lưu giữ các số liệu đầu tư: phân bón, thuốc BVTV, lượng nước tưới, công chăm sóc, khối lượng thu hoạch… (Chương 5-6-7: Bộ nguyên tắc UTZ Certified). Tất cả các số liệu này phải được Ban quản lý tổng hợp và phân tích đểđưa ra những mô hình hiệu quả, tối ưu làm cơ sở tập huấn hướng dẫn cho người sản xuất. Đây là dịp để người dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thay đổi dần nhận thức và tập quán canh tác cũ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)