CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 62 - 65)

- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che

3.2CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

3.2CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

Bên cạnh sự cần thiết phải tham gia chương trình sản xuất và xuất khẩu cà phê có chứng nhận UTZ Certified, căn cứ quan trọng nhất để tác giả xây dựng các giải pháp mang tính khả thi và có ý nghĩa thực tiễn dưới đây chính là thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê UTZ Việt Nam. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp triển khai các liên minh, liên kết với nông dân để sản xuất cà phê UTZ nhưng số lượng này là chưa nhiều và chưa phổ biến. Lý do là tính bền vững trong các liên kết còn yếu và người

-62-

nông dân vẫn còn ngại tham gia do bản thân họ cũng phải đầu tư nhiều công sức và tiền bạc để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của Bộ nguyên tắc của chương trình nhưng vẫn lo lắng về việc cam kết thu mua theo giá thưởng của các công ty xuất khẩu nhất là khi cà phê rớt giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa tổ chức Ban quản lý chương trình sản xuất cà phê bền vững hay có tổ chức nhưng chưa hiệu quả. Ngoài ra, tập quán canh tác cũđã tồn tại lâu đời và rất khó thay đổi trong thời gian ngắn và đều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cà phê nhân. Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp cũng chưa tốt khi còn lệ thuộc vào các công ty thương mại nên chưa tiếp cận các nhà rang xay. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng

đến xuất khẩu cà phê UTZ đã được phân tích ở chương 2 cũng là căn cứ để tác giả

xây dựng giải pháp. Quan trọng nhất là nhu cầu tiêu thụ cà phê có chứng nhận tăng và có đến 83% số hộ nông dân được khảo sát sẵn sàng tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn của các chương trình cà phê có chứng nhận. Cũng như có đến 49,2% doanh nghiệp thành viên Vicofa hoàn toàn đồng ý và 20,6% trả lời hơi đồng ý khi được hỏi về việc tham gia UTZ (Hình 3.1).

Hình 3.1:Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng tham gia chương trình UTZ

Ngoài ra, những lợi ích khi tham gia UTZ như được hỗ trợ kỹ thuật, giá thưởng cao, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, là bước chuẩn bị để gia nhập chuỗi cung

ứng toàn cầu, sản xuất và xuất khẩu cà phê bền vững lànhững lý do thuyết phục các doanh nghiệp tham gia UTZ. Hiện nay, việc áp dụng cách phân loại theo tiêu chuẩn

-63-

cũ chỉ coi trọng tỷ lệ hạt đen vỡ. Điều này vừa không khuyến khích các nhà sản xuất và chế biến coi trọng chất lượng, vừa tạo điều kiện để các nhà nhập khẩu có lý do ép giá các lô hàng, làm giảm uy tín chất lượng cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tập quán canh tác, thu hái cà phê của người dân - vốn lạc hậu, tùy tiện, không dễ thay đổi. Ngoài ra sản xuất cà phê cũng đối mặt với nhiều khó khăn như thời tiết, sâu bệnh, thiếu lao động, vườn cà phê đang già cỗi… Những yếu tố này ảnh hưởng quan trọng đến việc xuất khẩu và gia nhập chương trình cà phê có chứng nhận UTZ Certified. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn chưa chú trọng việc tham gia chương trình cà phê có chứng nhận cũng như chấp nhận xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn cũ. Lý do là các doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức và tiền bạc đểđáp ứng các yêu cầu của chương trình cà phê UTZ đưa ra.

Cuối cùng, hoạt động xúc tiến thương mại và marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy là nước đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam lại thấp, một phần không nhỏ là do kỹ thuật chế biến và phương pháp đánh giá chất lượng còn kém. Trong khi đó, xu hướng chung của thị trường là muốn có loại cà phê mang các

đặc trưng chất lượng gốc ổn định, thuận tiện cho việc rang xay và phối trộn sản phẩm. Ngoài ra, vấn đề sản xuất cà phê đặc biệt (loại cà phê có thể nhận biết rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc và các quá trình sản xuất, chế biến) hiện đang được thị

trường thế giới rất quan tâm. Cà phê Việt Nam từ lâu được khẳng định, có chất lượng tự nhiên cao và có hương vịđậm đà do được trồng ởđộ cao nhất định so với mặt biển. Nhưng do khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không tốt đã ảnh hưởng đến chất lượng vốn có. Hiện nay, trừ vùng nguyên liệu cà phê Đăk Lăk là tương đối lớn, còn lại, những vùng nguyên liệu khác ở Ðông Nam bộ hay Bắc Trung bộ còn manh mún, nhỏ lẻ tạo nên những vùng nguyên liệu không đồng nhất. Chính vì thế, giải pháp quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu hiện nay của ngành cà phê là rất cần thiết; nhất là trong thời kỳ hội nhập, với tư cách là thành viên của WTO, nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng sẽ có những thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức trước các hạn định, nguyên tắc chung.

-64-

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc (Trang 62 - 65)