THÀNH VIÊN HIỆP HỘI CÀ PHÊ CA CAO VIỆ T NAM (VICOFA)
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ TẠI VIỆT NAM
NAM
Sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận là định hướng phát triển của Chính phủ. Khái niệm “bền vững” ởđây được hiểu là: Sản xuất phải có lãi và ngày càng gia tăng, chất lượng vườn cây phải bền, thu hoạch được nhiều năm, chế
biến nâng cao chất lượng... Canh tác bền vững, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường là xu thế chung của ngành cà phê thế giới hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều nông dân và nhiều doanh nghiệp cà phê ở Việt Nam nói chung và Đăk Lăk nói riêng đã từng bước tiếp cận với các loại hình sản xuất cà phê bền vững. Chứng nhận UTZ Certified được xem là một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự
thay đổi này tại Việt Nam.
Vấn đề mực nước ngầm đang giảm sút trầm trọng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật và tưới quá nhiều nước, bón quá nhiều phân làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng đất, chất lượng sản phẩm, việc thu hái cà phê còn xanh, kỹ thuật chế biến thô sơđang là vấn đề của ngành và người sản xuất cà phê cần quan tâm. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần hướng tới các loại cà phê mà thị trường đang quan tâm hay có khả năng quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chủ trì chương trình sản xuất cà phê bền vững 4C. Chính Phủ đồng thời khuyến khích phát triển các loại hình cà phê bền vững/có chứng chỉ khác nhằm từng bước hướng nền sản xuất cà phê Việt Nam theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị cho lộ trình tiến tới áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng cà phê TCVN 4193:2005 do Chính phủ ban hành thông qua việc liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, Nhà Khoa học, và nhà Doanh nghiệp. Các loại hình cà phê có chứng nhận trở
thành xu hướng tất yếu trong ngành sản xuất cà phê Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay, bên cạnh UTZ Certified còn có nhiều loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay như: 4C
-33-
(nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), RFA (Rừng nhiệt đới) và Fairtrade (Thương mại công bằng).
UTZ Certified đến Việt Nam vào cuối năm 2001 và triển khai công tác chứng nhận vào năm 2002. Sau 8 năm có mặt tại Việt Nam, UTZ Certified đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhà nước, mà đại diện là Bộ Nông nghiệp, ngành Cà phê Việt Nam, các nhà khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu. Đặc biệt là sự tham gia của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh và bà con nông dân tại các tỉnh trồng cà phê, trong đó có Đăk Lăk địa phương dẫn đầu về đơn vị, diện tích và sản lượng tham gia. Đặc biệt, UTZ còn hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp trồng cà phê về
công tác tư vấn, kỹ thuật canh tác miễn phí. Đến năm 2006 UTZ Kapeh mở thêm văn phòng ở Buôn Ma Thuột thì một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia sản xuất và xuất khẩu theo tiêu chuẩn của UTZ Certifiedthể hiện ởbảng 2.4. Tính đến cuối tháng 12-2009, UTZ Certified đã chứng nhận được 28 đơn vị sản xuất, chế
biến xuất khẩu cà phê trong cả nước. Tổng sản lượng chứng nhận là 93.634,1 tấn. Trong đó, Đăk Lăk có 12 đơn vị tham gia, với diện tích 11.500 ha, thu hút 9.600 hộ
trồng cà phê vào cuộc. Định hướng chiến lược của UTZ từ năm 2010 đến 2015 là tiếp tục hỗ trợ cho các nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu và nông dân trồng cà phê về
chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu thực tế, năng lực sản xuất của các
đơn vị tại mỗi địa phương. Tiếp tục tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sau khi đã được UTZ chứng nhận. UTZ sẽ cùng sát cánh với ngành cà phê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp tham gia như là một thành viên chính thức trong các chương trình nâng cao chất lượng và sản xuất cà phê bền vững.
Về sản xuất thì hiện nay nhận thức của nông dân Tây Nguyên về cà phê sạch đã dần dần thay đổi. Nhưng cái khó là niềm tin và thay đổi cách nghĩ của nông dân trồng cà phê tham gia UTZ. Thực tế, nông dân ởĐăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Quảng Trịđã bắt đầu hiểu và thay đổi cách sản xuất theo tiêu chuẩn của UTZ. Nông dân tham gia cũng được UTZ tư vấn miễn phí và chỉ trả phí 1,8 đô la Mỹ/ha cà phê cho một tổ chức đánh giá độc lập là Cafecontrol. Các nhà sản xuất được chứng nhận UTZ và những chuyên gia tư vấn đã được tập huấn về GAP. Việc tập
-34-
huấn nhằm nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất được chứng nhận cũng như các chuyên gia tư vấn độc lập về GAP. Họ sẽ là đội ngũ tư vấn kỹ thuật hỗ trợ cho các nhà sản xuất và nông dân mong muốn thực hiện Bộ Nguyên Tắc UTZ và nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất cà phê.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cà phê ởĐăk Lak đã đăng ký tham gia chương trình sản xuất và cung ứng cà phê sạch UTZ. Không chỉ là vấn đề chất lượng, đây còn là việc thay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp dụng những kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, bền vững về mặt xã hội và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất cà phê theo Chương trình UTZ mà bà con nông dân vẫn gọi nôm na là cà phê U-tê-zét nghĩa là phải tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình kỹ thuật đã
được nghiên cứu từ bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu cho đến thu hoạch. Và khi chăm sóc cà phê theo kiểu mới này, bà con sẽ tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí đầu tư so với trước đây. Những năm gần đây khi thực hiện chương trình UTZ, các hộ nông dân đã hạn chế lại, chỉ phun theo từng cây nên vườn cây đạt sản lượng cao hơn. Giảm kinh phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, sản lượng và chất lượng vườn cây là điều những người trồng cà phê ở tỉnh Đăk Lăk đã ứng nghiệm khi tham gia chương trình cà phê sạch UTZ. Sản phẩm cà phê được UTZ Certified chứng nhận được mua với giá cao hơn 40 – 50 USD/tấn so với cà phê nhân cùng loại trên các sàn giao dịch thế giới, bởi tiêu chuẩn này giúp người mua cuối cùng truy xuất được nguồn gốc và cũng là một minh chứng cho sản xuất cà phê có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Tác giả nhận thấy lợi ích của các chương trình cà phê có chứng nhận như sau:
- Về mặt kinh tế: việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các loại hình cà phê có chứng nhận đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, người dân được hưởng lợi