Đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 114 - 118)

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU

3.1.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục

Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, trước hết KTV hiểu rõ việc đánh giá rủi ro kiểm soát là nhằm trả lời cho hai câu hỏi sau:

- Có tồn tại thủ tục kiểm soát nào đáng tin cậy để KTV dựa vào trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán không?

hàng là lớn hay nhỏ?

Do đó, rủi ro kiểm soát được đánh giá theo 3 bước: đánh giá ban đầu, đánh giá lại và đánh giá cuối cùng. VSA số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” quy định : “Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”.

Hiện nay tại công ty AASC việc đánh giá rủi ro kiểm soát mới chỉ được đánh giá chung cho từng khoản mục mà chưa đánh giá theo các cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục trọng yếu. Để đánh giá rủi ro kiểm soát có hiệu quả cũng như phù hợp theo hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, Công ty AASC nên thiêt kế bảng phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục trong mối quan hệ kết hợp với các mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu.

Bảng phân tích đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục có thể được thiết kế như sau:

Bảng 3. 3: Bảng phân tích đánh giá rủi ro kiểm soát.

Áp dụng đối với các khoản chi tiêu tiền mặt.

Mục tiêu kiểm soát Kiểm soát của khách hàng

Người thực hiện

Đánh giá của KTV 1. Tất cả các nghiệp vụ cần được ghi chép đã được ghi chép.

Các khoản chi tiền đều

được ghi chép vào sổ Hàng tháng, kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ. Biên bản kiểm kê quỹ được sự xem xét và kiểm soát bởi kế toán trưởng. …

Thủ quỹ Kế toán trưởng

Hiệu quả

2. Tất cả các nghiệp vụ đã ghi chép đều là có thật.

a. Các khoản chi tiền đều có các chứng từ đính kèm và được phê duyệt đầy đủ.

b. Các khoản chi là không có thật.

c. Các khoản chi tiền được ghi nhiều lần vào sổ.

Phiếu chi tiền được đính kèm các chứng từ bổ sung như: lệnh chi, giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn, hợp đồng..

Phiếu chi được xem xét và ký duyệt bởi trưởng bộ phận, kế toán trưởng, giám đốc,..

Người nhận đã ký vào phiếu chi để khẳng định là đã nhận tiền.

Hàng tháng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ.

Kế toán trưởng xem xét và kiểm soát các bút toán trước khi chúng được chuyển cho các bộ phận khác. … … Người nhận Thủ quỹ Kế toán trưởng Hiệu quả … … …

Việc đánh giá như trên sẽ đảm bảo cho KTV thuận tiện trong việc đưa ra kết luận về mức rủi ro kiểm soát. Theo đó, KTV cũng dễ dàng hơn trong bước tiếp theo khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là đúng hay sai. Lúc này, KTV sẽ tập trung vào các mục tiêu kiểm soát chủ yếu.

3.1.4. Tăng cường sử dụng thủ tục phân tích trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Phân tích là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa các thông tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển. Do rất hiệu quả, thủ tục này được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán, mà đầu tiên là trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Thủ tục phân tích bao gồm : phân tích dọc (phân tích tỷ suất) và phân tích ngang (phân tích xu hướng). Việc sử dụng triệt để thủ tục phân tích chuẩn kết hợp với các xét đoán nghề nghiệp của mình sẽ cho KTV có được những đánh giá chính xác về những biến động bất thường, nguyên nhân của những biến động đó và phát hiện ra những sự kiện bất thường, giúp cho quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đối với mỗi khách hàng, dù lớn hay nhỏ, tình hình kinh doanh phức tạp hay giản đơn, KTV cũng nên sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính trong phân tích dọc. Đồng thời Công ty AASC cũng nên xây dựng cho mình một hệ thống các tỷ suất tài chính phù hợp với từng ngành, lĩnh vực kinh doanh, để KTV có cơ sở và tạo nên một sự thống nhất trong công việc. Ví dụ có thể xây dựng hệ thống tỷ suất tài chính với các chỉ tiêu cụ thể cho các ngành như: Sản xuất, Thương mại, Ngân hàng – Tài chính, Bảo hiểm và các dịch vụ đảm bảo…

Đối với phân tích xu hướng, KTV có thể đi sâu phân tích biến động số liệu của năm trước so với năm nay và biến động của các chỉ tiêu quan trọng qua các quý trong cùng một năm để nắm rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc phân tích chi tiết theo các quý sẽ cho KTV một cái nhìn tổng thể và toàn diện về bức tranh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tìm ra nguyên nhân tăng giảm đối với các khoản mục ứng với từng thời điểm trong năm một cách dễ dàng. Bảng phân tích số liệu theo từng quý có thể lập theo mẫu sau:

Tuy nhiên để thực hiện được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp khách hàng phải có đủ số liệu cho từng quý. Nếu sổ sách và báo cáo tài chính của khách hàng được lập nghiêm chỉnh và đầy đủ theo từng quý thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho KTV trong quá trình phân tích, từ đó đưa ra mức trọng yếu và rủi ro thích hợp.

Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm toán, cùng với các thông tin tài chính do nội bộ khách hàng cung cấp, KTV cần thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành và của toàn ngành. Điều này thực sự hiệu quả đặc biệt đối với các khách hàng có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh đặc thù.

Bảng phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành có thể lập theo mẫu sau:

Bảng 3.4: Bảng phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch (Đơn vị) Chênh lệch (Ngành) Chênh lệch (Tỷ lệ) Đơn vị Ngành Tỷ lệ Đơn vị Ngành Tỷ lệ

(1) (2) (3) (4)=(2)/(3) (5) (6) (7)=(5)/(6) (8)=(5)-(2) (9)=(6)-(3) (10)=(7)-(4)

Thực hiện theo mẫu trên sẽ giúp KTV tìm ra nguyên nhân tăng giảm đối với các khoản mục ứng với từng thời điểm trong năm một cách dễ dàng. Bảng phân tích trên giúp cho các KTV phát hiện ra những khoản mục nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu, thời điểm xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu đó,và đặc biệt là trong tương quan với số liệu của toàn ngành sẽ cho KTV một cái nhìn rộng hơn và sự đánh giá sẽ chính xác hơn.

Sau khi thực hiện so sánh sự biến động của các số liệu trên BCTC, KTV thường chỉ tiến hành phân tích đối với những khoản mục nào có sự biến động lớn. Rủi ro tiềm tàng được KTV đánh giá chủ yếu tập trung vào các khoản mục có sự biến động lớn. Những khoản mục đó sẽ được KTV kết luận có rủi ro tiềm tàng cao, hàm chứa nhiều sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, không phải những khoản mục không có sự biến động hoặc có sự biến động nhỏ thì sẽ có rủi ro tiềm tàng thấp và không có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu, đặc biệt là đối với những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Vì số dư cuối kỳ là kết quả bù trừ giữa phát sinh bên Nợ và phát sinh bên Có của tài khoản. Do vậy, mặc dù số dư cuối kỳ không có sự biến động lớn nhưng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có thể lại rất lớn. Vì vậy, nếu không tiến hành phân tích để đánh giá thì việc đánh giá rủi ro tiềm tàng cho các khoản mục này sẽ không chính xác.

Do đó, trong quá trình phân tích sự biến động của các tài khoản, ngoài việc phân tích các tài khoản có sự biến động lớn, KTV cũng cần phải xem xét cả những tài khoản ít có sự biến động để tìm hiểu nguyên nhân. Việc xác định thêm những tài khoản nào để tiến hành phân tích là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của KTV về khách hàng và sự đánh giá rủi ro có thể có đối với các tài khoản đó. Cách tốt nhất để lựa chọn khoản mục nào là nên dựa vào kết quả của việc phân tích các tỷ suất tài chính, thông qua sự biến động của các tỷ suất tài chính KTV sẽ xác định được các tài khoản liên quan nào cần xem xét và phân tích.

Với hướng cải tiến thủ tục phân tích như trên, AASC cần thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng của cuộc kiểm toán và năng lực của KTV. Công ty có thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể (ví dụ: sổ tay KTV,…) đối với mỗi cuộc kiểm toán và đối với mỗi KTV. Những hướng dẫn này là sự đúc kết từ kinh nghiệm của các KTV tiền nhiệm, từ các KTV có kinh nghiệm lâu năm và từ các tài liệu khác mà KTV thu thập được.

AASC là Công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất trong các công ty kiểm toán Việt Nam, trong đó khách hàng chủ yếu là những Tổng Công ty lớn, do vậy, việc lấy số liệu, các tỷ suất chung của toàn ngành liên quan đến công việc kiểm toán là có thể thực hiện được. Vì đa số là các khách hàng thường niên nên KTV rất am hiểu về

đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như toàn ngành, đó là cơ sở rất tích cực để tiến hành các thủ tục phân tích, góp phần tăng hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w