TỔ CHỨC QUỐC TẾ CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO (INTOSAI) VÀ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 41)

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đề cập đến trong tất cả các phần trên là quy trình được được xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế (IAGs) do liên đoàn Kế toán quốc tế ban hành cùng với các chuẩn mực kiểm toán cụ thể áp dụng đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước, một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro cũng được xây dựng, dựa trên IAGs và hệ thống các chuẩn mực kiểm toán cụ thể đối với kiểm toán trong lĩnh vực công.

INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institutions) là một tổ chức hiệp hội quốc tế các của các cơ quan kiểm toán nhà nước tối cao. SAI (Supreme Audit Institutions) là cơ quan kiểm toán công cao nhất của mỗi nước. INTOSAI được thành lập nhằm mục đích trao đổi các ý kiến và kinh nghiệm giữa các cơ quan kiểm toán tối cao trong lĩnh vực kiểm tra tài chính công (kiểm toán nhà nước).

Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán của INTOSAI bao gồm 4 phần: Các nguyên tắc cơ bản, các chuẩn mực cơ bản, các chuẩn mực thực hành, các chuẩn mực lập báo cáo.

INTOSAI đã xây dựng các chuẩn mực kiểm toán nhằm hướng dẫn chung trong việc thực hiện kiểm toán các đơn vị sử dụng ngân sách công. Trong đó, vấn đề đánh giá trọng yếu và rủi ro được xác định các thuật ngữ chung của hệ thống chuẩn mực này như sau: Một vấn đề có thể được xem là trọng yếu nếu mức độ hiểu biết về nó có thể ảnh hưởng đến người sử dụng BCTC hoặc báo cáo kiểm toán hoạt động. Tính trọng yếu thường được xem xét dưới góc độ giá trị nhưng bản chất và đặc tính của một khoản mục hoặc nhóm khoản mục cũng có thể là vấn đề trọng yếu. Ví dụ luật quy định khoản mục hay nhóm khoản mục cũng đó phải được công bố một cách riêng biệt không kể đến số lượng lớn hay nhỏ.

Tính trọng yếu của một vấn đề, một nghiệp vụ một khoản mục trên BCTC được xác định bởi giá trị và tính chất của nó. Bên cạnh đó, một vấn đề có thể là trọng yếu bởi hoàn cảnh mà nó xảy ra.

Trong Chuẩn mực Lập kế hoạch thuộc Chuẩn mực Thực hành của INTOSAI, trọng yếu và rủi ro kiểm toán được quy định: “Trong việc lập kế hoạch một cuộc kiểm toán, KTV phải xác định tính trọng yếu của vấn đề phải xem xét”.

toán và tổ chức bộ máy của nó để đánh giá rủi ro và để xác định trọng yếu. Việc tồn tại một HTKSNB có thiết kế phù hợp và hoạt động có hiệu quả sẽ làm giảm các sai phạm.

Chuẩn mực Nghiên cứu và Đánh giá HTKSNB quy định: “ Trong việc xác định mức độ và phạm vi của cuộc kiểm toán, KTV phải nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của HTKSNB. Việc nghiên cứu và đánh giá HTKSNB phải được thực hiện căn cứ theo dạng kiểm toán được tiến hành. Trong trường hợp của một cuộc kiểm toán tuân thủ (tài chính), phải thực hiện nghiên cứu và đánh giá HTKSNB của đơn vị. HTKSNB giúp cho việc bảo vệ tài sản, nguồn lực và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của các ghi chép kế toán”.

Nhìn chung, các chuẩn mực và nguyên tắc của INTOSAI không hướng dẫn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với kiểm toán BCTC theo quy trình cụ thể. Nguyên nhân chính do INTOSAI là một tổ chức quốc tế bao gồm các cơ quan kiểm toán tối cao (các SAI) của các nước có thể chế chính trị và hoàn cảnh xã hội khác nhau. Vì vậy, cùng một loại hình kiểm toán như kiểm toán BCTC hay kiểm toán hoạt động … sẽ có mục tiêu, tính chất khác nhau. Các quy định, chính sách và luật pháp của mỗi nước chi phối hoạt động kiểm toán cũng không đồng nhất và không áp dụng chung trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC. Do vậy, việc ban hành chuẩn mực, quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán phù hợp cho tất cả các nước là điều không thể thực hiện. Mặt khác, phạm vi hoạt động của kiểm toán nhà nước các quốc gia trong kiểm toán BCTC là kiểm toán BCTC của các đơn vị, tổ chức được sử dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị được kiểm toán rất đa dạng và có tính chất khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan. đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị thuộc an ninh, quốc phòng… Vì vậy, việc xây dựng một quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho tất cả các nước trong kiểm toán BCTC các đơn vị thuộc lĩnh vực tài chính công là không phù hợp. Do đó, các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI chỉ đưa ra những quy định và hướng dẫn chung cơ bản mang tính định hướng.Tùy thuộc bối cảnh hiến pháp và bối cảnh cụ thể khác nhau, mỗi SAI sẽ tự xây dựng cho mình một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro phù hợp.

Đối với cơ quan kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước được xây dựng chủ yếu dựa trên các chuẩn mực của INTOSAI và IFAC. Trong đó để hướng dẫn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, trong chuẩn mực số 07 “Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán”, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra các khái niệm hướng dẫn cách thức đánh giá trọng yếu, rủi ro trong quá trình kiểm toán như sau:

“Khi xem xét tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, KTV phải thực hiện các yêu cầu và quy định sau:

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải ước lượng sơ bộ tính trọng yếu cho tổng thể và phân bổ cho từng nội dung, bộ phận cần kiểm toán, đồng thời dự kiến rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và từng loại rủi ro trong kiểm toán ở từng nội dung, bộ phận sẽ kiểm toán. Căn cứ vào sự phân bổ và dự kiến ban đầu, KTV phân tích mối quan hệ giữa tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo từng nội dung, bộ phận sẽ kiểm toán; từ đó xác

định phạm vi, thời gian và phương pháp kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán. KTV căn cứ vào bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV đánh giá các sai phạm về định lượng, định tính, nguyên nhân. Khi xét thấy các sai phạm lớn làm ảnh hưởng đến tính chính xác và ý kiến nhận xét, kết luận kiểm toán, KTV cần xem xét lại để điều chỉnh tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán và điều chỉnh lại kế hoạch kiểm toán

Căn cứ vào kết quả thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV ước tính tổng số hoặc đánh giá tính chất của sai phạm trong từng nội dung, bộ phận kiểm toán và sai phạm kết hợp của BCTC; từ đó so sánh với sai phạm ước tính trong kế hoạch để đưa ra các đánh giá, kết luận thích hợp đối với BCTC và các thông tin tài chính có liên quan, hoặc thực hiện các thủ tục tiếp theo như mở rộng quy mô, phạm vi điều tra, thay đổi phương pháp kiểm toán…”.

Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán theo các chuyên nghành. Quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán chưa được xây dựng thành “công nghệ đánh giá” để hướng dẫn đánh giá trọng yếu (cả về mặt định tính và định lượng) và đánh giá các loại rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận để từ đó xây dựng và thiết kế được các chương trình kiểm toán hợp lý và có hiệu quả.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY AASC

THỰC HIỆN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 1.1 Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động

Ngày 13 tháng 5 năm 1991, Bộ Tài chính ra quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC)- tiền thân của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC hiện nay). Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty lúc đầu thành lập là cung cấp các dịch vụ kế toán đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ngày 14 tháng 4 năm 1993, Bộ Tài chính ra quyết định số 639/TC/TCCB cho phép bổ sung thêm dịch vụ kiểm toán. Kể từ đó, Công ty chính thức mang tên “Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”, tên giao dịch quốc tế là “Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company” (gọi tắt là AASC). Công ty có trụ sở chính đặt tại số 1- Lê Phụng Hiểu- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Công ty có các chi nhánh ở các thành phố lớn như : Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Hiện tại, AASC hoạt động trong các lĩnh vực chính sau:

Dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán là một trong những hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu toàn Công ty, bao gồm:

o Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp

o Kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án

o Kiểm toán Báo cáo Quyết toán công trình XDCB

o Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh

o Giám định tài liệu kế toán, tài chính

o Kiểm toán quyết toán tỷ lệ nội địa hóa

Dịch vụ kế toán

AASC đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ kế toán bao gồm:

o Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán, tài chính

o Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị – kinh doanh

o Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn

o Tư vấn giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán và khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư … theo quy định

quả quản lý và kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước.

Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế

Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, AASC đã thực hiện nhiều loại hình dịch vụ tư vấn được đánh giá cao như:

o Tư vấn về thực hiện các quy định pháp luật

o Tư vấn về thuế

o Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng

o Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư

o Thẩm định giá tài sản

Các chuyên gia tư vấn với bề dày kinh nghiệm cung cấp cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao doanh thu.

Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa

Năm 2003, 2004 là năm đánh dấu bước phát triển của AASC trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, bao gồm:

o Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa

o Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp

o Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang Công ty cổ phần

o Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khi chuyển đổi doanh nghiệp …

Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng

Ban đào tạo Công ty, cộng tác với các Giáo sư, Tiến sĩ cùng với đội ngũ cán bộ của mình đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi, có nhiều kinh nghiêm thực tiễn. Chương trình đào tạo được xây dựng gồm: các khóa bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế … các lớp tập huấn, phổ biến nội dung các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới ban hành, đem lại cho khách hàng những kiến thức, kinh nghiệm và thông tin hữu ích về kế toán, tài chính, kiểm toán, thuế… đặc biệt là các chế độ, quy định, chuẩn mực của Việt Nam hay các thông lệ quốc tế được vận hành cho từng doanh nghiệp, từng ngành, lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Song song với dịch vụ đào tạo là dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng. Dịch vụ này giúp khách hàng tìm kiếm và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất, dựa trên những hiểu biết cụ thể về vị trí cần tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về hoạt động, quản lý chung của khách hàng.

Dịch vụ công nghệ thông tin

Phòng công nghệ thông tin của Công ty được thành lập với chức năng nghiên cứu, xây dựng và cài đặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội các chương trình phần mềm như: Phần mềm kế toán quản trị doanh nghiệp; Phần mềm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp; Phần mềm kế toán cho các dự án vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và các chương trình phần mềm ứng dụng khác.

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty AASC

Theo quyết định số 556/1998/QĐ- BTC, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm có : Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh.

Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong Công ty, gồm một Giám đốc và năm Phó Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Năm Phó Giám đốc có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty. Trong đó́: một Phó Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách chi nhánh TPHCM, bốn Phó Giám đốc còn lại ở Văn phòng trụ sở chính của Công ty, mỗi Phó Giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ riêng, và được phân công chịu trách nhiệm các phòng nghiệp vụ tương ứng và các chi nhánh còn lại.

Hiện nay, hệ thống phòng chức năng của Công ty gồm: 3 phòng hành chính sự nghiệp và 7 phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụ chuyên trách. Mỗi phòng ban trong công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất chung của Ban giám đốc. Hình thức tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng tỏ ra phù hợp với Công ty vì nó vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.

z

Sơ đò 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Giám đốc công ty Ngô Đức Đoàn Phòng kiểm toán Dự án Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Vũng Tàu

Phó giám đốc

Nguyễn Thanh Tùng

Phó giám đốc

Tạ Quang Tạo

Chi nhánh TP HCM Phòng Công nghệ thông tin Phòng Kế toán Phòng Hành chính tổng hợp Phòng kiểm toán các ngành SXVC Phòng Đào tạo và hợp tác quốc tế Phòng kiểm toán XDCB Phó giám đốc

Lê Đăng Khoa

Phó giám đốc

Lê Quang Đức Bùi Văn ThảoPhó giám đốc

Phòng Tư vấn & kiểm toán Phòng kiểm toán các ngành TMDV Chi nhánh Thanh Hoá

1.3. Các kết quả đã đạt được

Quá trình gần 15 năm hoạt động với sự cố gắng của ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, hiện nay Công ty AASC đang ngày càng phát triển và

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w