Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 79 - 90)

1. KTV có góp vốn cổ phần trong Công ty đang kiểm toán không

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.

mức trọng yếu cho từng khỏan mục và thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp với từng khoản mục.

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ. nghiệp vụ.

Trước hết, dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV đưa ra những nhận xét khái quát về các khoản mục trên BCTC dựa trên bảy mục tiêu chi tiết của kiểm toán (hiệu lực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, định giá, chính xác cơ học, trình bày) để dự kiến các khoản mục có thể chứa đựng rủi ro. Sau đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục trên BCTC trên phương diện số dư đầu năm và các nghiệp vụ phát sinh trong năm. Việc đánh giá rủi ro KTV trên phương diện số dư tài khỏan và loại nghiệp vụ cũng được tiến hành thông qua đánh giá các yếu tố cấu thành rủi ro kiểm toán bao gồm : rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. Rủi ro KTV mong muốn cho từng khoản mục đã được KTV đánh giá là "Thấp" trong bước đánh giá rủi ro KTV mong muốn trên toàn bộ BCTC.

2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

KTV dựa vào kinh nghiệm, sự xét đoán chuyên môn của mình cũng như các thông tin đã thu thập được về khách hàng, hồ sơ kiểm toán các năm trước để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ.

Trong bước này, KTV xem xét chủ yếu một số vấn đề như : Bản chất của số dư tài khoản của số dư đầu năm của các tài khoản, các sai sót có thể xảy ra đối với từng nhóm tài khoản ; Quy mô của số dư tài khoản, tỷ trọng của số dư tài khoản trong tổng tài sản ; Kết quả kiểm toán lần trước đối với từng tài khoản ; Mức biến động số dư tài khoản so với năm trước ; tài khoản có chứa đựng nhiều ước tính kế toán ; tài khỏan có chứa đựng nhiều nghiệp vụ phức tạp ; Số lượng các nghiệp vụ ít xảy ra trong từng nhóm tài khoản ; các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán tìm hiểu về khách hàng ; sự thay đổi trong chính sách kế toán. Do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán, KTV của AASC không thể đánh giá rủi ro cho từng tài khoản trên BCTC, mà chỉ có thể đánh giả rủi ro đối với khoản mục.

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục, KTV sử dụng Bảng phân tích sơ bộ BCTC và đánh giá bản chất của từng khoản mục và các rủi ro có thể xảy ra đối với chúng.

 Sử dụng phương pháp phân tích để xác định rủi ro tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục

KTV sử dụng phương pháp phân tích dọc và phân tích ngang để xem xét tình hình biến động của các khoản mục so với năm trước, và tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng tài sản từ đó thấy được những biến động bất thường chứa đựng rủi ro.

Bảng 2.7, Bảng 2.9, Bảng 2.10), KTV phát hiện thấy có sự biến động lớn trên các khoản mục : tiền, khoản phải thu của khách hàng, hàng tồn kho. Còn đối với Công ty XYZ, các khoản mục có biến động lớn là : tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, nợ dài hạn.

 Nhận diện, đánh giá bản chất của các khỏan mục và các rủi ro có thể xảy ra trên từng khoản mục

Trong bước này, KTV xem xét bản chất của các khoản mục kết hợp với đặc thù của sản xuất kinh doanh của hai Công ty để đánh giá các rủi ro chính có thể xảy ra trên các cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục

 Rủi ro đối với khoản mục tiền :

- Tính có thực : đối với khoản mục tiền thì rủi ro kiểm toán chính là : tiền trong BCĐKT bị khai tăng, vì tiền là một phần để đánh giá khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn, mật độ nghiệp vụ thu, chi nhiều thì rủi ro kiểm toán đối với khỏan mục này càng tăng . Khoản mục tiền của Công ty XYZ năm nay tăng mạnh (136,34%) hàm chứa nhiều rủi ro đối với cơ sở dẫn liệu về tính có thực này.

- Tính trọn vẹn : Cũng có thể xảy ra khả năng tiền bị ghi giảm. Công ty ABC và Công ty XYZ đều có số dư tài khoản ở ngân hàng lớn, và các giao dịch với ngân hàng cao. Đặc biệt, Công ty ABC có nhiều tài khoản ở nhiều Ngân hàng (gồm cả trong nước và ngoài nước). Do đó có khả năng tiền bị "rút khống" thông qua các lần chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng. Việc "rút khống" bao gồm việc ghi tăng số dư tài khoản tiền của Công ty, ghi các khoản tiền gửi đang chuyển vào tài khoản nhận trước vào thời điểm cuối năm nhưng lại rút từ tài khoản chi sau khi kết thúc năm. Khả năng này có thể xảy ra đối với Công ty ABC là cao vì quy mô của khoản mục tiền trong năm có sự biến động giảm mạnh (giảm 40,49%).

- Tính giá : Công ty ABC thường giao dịch với nhà cung cấp ở nước ngoài và có xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nên Công ty có nhiều tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ. Điều này dẫn đến rủi ro đối với số dư cuối kỳ được chuyển sang VND.

 Rủi ro đối với khoản phải thu :

- Tính có thực : các khoản phải thu thường được khai tăng để che đậy "sự thụt két". "sự thụt két"có thể khiến cho KTV khó xác định vì được che đậy bằng các hồ sơ giả. Điều này dẫn đến có những khách hàng có tuổi nợ dài. Một loại nghiệp vụ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định rủi ro kiểm toán các khoản phải thu là khoản trích lập dự phòng. Các khoản trích lập dự phòng không thích hợp của các khoản phải thu khó đòi là nguyên nhân dẫn đến các khoản phải thu được ghi tăng so với thực tế. Khoản phải thu của Công ty ABC năm nay tăng 178,38% là một con số không hề nhỏ, chứa đựng nhiều rủi ro.

- Tính trọn vẹn : Nếu các khoản phải thu giảm xuống sẽ có thể là dấu hiệu cho thấy có sự gian lận để nhằm thay đổi cái nhìn của nhà đầu tư và chính sách tín dụng và khả năng thanh toán hiện thời của Công ty. Công ty XYZ và ABC sẽ không có rủi

ro này vì khoản phải thu của cả hai Công ty đều tăng.

 Rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho :

- Tính có thực : Rủi ro cơ bản đối với khoản mục này là hàng tồn kho bị ghi tăng, điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. (như : ghi tăng số lượng hàng tồn kho thực tế hoặc ghi tăng giá trị hàng tồn kho, thay đổi trong hạch toán hàng tồn kho…). Đây là rủi ro đối với Công ty XYZ khi khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh 52,39% đặc biệt là nguyên vật liệu tăng 74,55%.

- Tính giá : Hàng tồn kho có thể bị định giá không phù hợp với phương pháp tính giá Hàng tồn kho đã trình bày trong "Thuyết minh BCTC”. Ngoài ra, đối với Công ty ABC, phần lớn nguyên vật liệu được Công ty nhập khẩu từ nước ngoài nên có khả năng giá trị hàng tồn kho quy đổi ra VND có thể bị tính toán sai. Còn đối với Công ty XYZ, có rủi ro là thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không được xác định chính xác.

 Tài sản lưu động khác (tài sản ngắn hạn khác) :

- Tính có thực : Rủi ro thường gặp đối với khoản mục này là sự tăng bằng cách ghi vào tài sản lưu động khác các khoản mục được coi là không đem lại lợi ích cho công ty.

 Tài sản cố định :

- Tính có thực : Tài sản cố định được ghi tăng trong BCĐKT được thực hiện bằng cách : ghi tăng số lượng tài sản cố định (tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, tài sản không có nguồn gốc xuất xứ và chất lượng cụ thể…) hoặc ghi tăng nguyên giá.

Đối với Công ty XYZ, khoản mục tài sản cố định năm nay tăng đột biến. Qua tìm hiểu được biết, năm 2005 do nhu cầu quản lý kinh tế bằng công nghệ kỹ thuật, để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp, Công ty mua thêm một số máy móc thiết bị thi công theo dự án để phục vụ sản xuất. Do đó rủi ro tiềm tàng là khả năng ghi tăng nguyên giá tài sản mua mới.

- Tính trọn vẹn và định giá : Đây cũng là rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định của Công ty XYZ, do Công ty chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án tại khu đất Nhân chính để đầu tư xây trụ sở văn phòng và nhà ở để bán nên đã phá vỡ khu văn phòng cũ để thực hiện dự án, một số tài sản cố định được thanh lý và nhượng bán, điều này có thể bao hàm rủi ro về hai cơ sở dẫn liệu trên.

 Đầu tư dài hạn :

- Tính có thực : Các khoản đầu tư dài hạn có thể bị ghi tăng thông qua công việc vào sổ sách các chứng khoán dài hạn không thuộc quyền sở hữu của Công ty tại thời điểm 31/12.

- Tính giá : Các khoản đầu tư dài hạn có thể được vào sổ không đúng giá trị thực tại thời điểm 31/12 hoặc khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn không được lập phù hợp.

- Phân loại : các khoản đầu tư dài hạn cũng có thể bị ghi nhầm là đầu tư ngắn hạn.

Các khả năng rủi ro trên chỉ có thể xảy ra đối với Công ty ABC do năm nay xuất hiện một khoản đầu tư dài hạn 20 triệu nhưng đầu tư ngắn hạn lại giảm 4 tỷ.

 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang :

- Tính có thực : các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang có thể bị khai tăng do các số tiền chưa được chi cho các công trình theo dự định đã được ghi sổ. Năm 2005, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty XYZ tăng mạnh. Kế toán giải thích đó là công trình xây dựng tòa nhà 20 tầng làm trụ sở văn phòng công ty và căn hộ để bán, bắt đầu trong năm 2005 này. Tuy nhiên, KTV vẫn đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là cao.

 Nợ ngắn hạn

- Tính đầy đủ : Các khoản nợ ngắn hạn trên BCĐKT thường vị ghi giảm để làm thay đổi khả năng thanh toán hoặc che đậy việc "thụt két”. Có thể xảy ra khả năng như : thực tế đã nhận các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp nhưng đơn vị chưa ghi nợ phải trả, hoặc tiền định trả cho nhà cung cấp có thể bị biển thủ và hạch toán như đã thanh toán với nhà cung cấp.

- Tính phân loại và trình bày : Đó là rủi ro khi nợ dài hạn không được trình bày tách riêng khiến không phản ánh thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp (tỷ suất thanh toán của doanh nghiệp cao hơn thực tế).

 Nợ dài hạn

- Tính đầy đủ : Rủi ro thường gặp đối với khoản mục này là bị ghi giảm, nhất là các khoản thanh toán nợ theo dự kiến có thể bị thay đổi nhưng được vào sổ là đã trả cho chủ nợ.

- Tính phân loại : Các khoản nợ dài hạn có thể bị phân loại sai thành các khoản nợ ngắn hạn hoặc chi phí phải trả trên Bảng cân đôi kế toán.

- Tính định giá : Các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ có thể bị chuyển đổi sang VND không đúng theo tỷ giá tại thời điểm 31/12.

Công ty ABC hai năm trở lại đây không có khoản nợ dài hạn, còn Công ty XYZ khoản nợ dài hạn giảm gần 90% so với năm ngoái. Do đó, rủi ro đối với khoản nợ dài hạn của Công ty XYZ là khá cao theo các khả năng kể trên.

 Nguồn vốn chủ sở hữu :

- Tính phân loại và trình bày : Rủi ro thường gặp là cách phân loại nguồn vốn chủ sở hữu có thể không tuân theo chuẩn mực, chế độ và quy định hiện hành của Bộ tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền .

 Doanh thu, thu nhập :

- Tính có thực : Rủi ro có thể xảy ra là các khoản doanh thu bị ghi khống dưới sức ép của Hội đồng quản trị đòi hỏi phải có lợi nhuận cao trong năm.

- Tính giá : ABC cũng có xuất khẩu một số sản phẩm ra nước ngoài nên có khả năng doanh thu quy đổi ra VND không đúng tỷ giá thời điểm 31/12.

 Chi phí

- Rủi ro có khả năng xảy ra là chi phí không được ghi đủ nhằm làm giảm chi phí, từ đó tăng lợi nhuận.

 Kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục trên BCTC

Từ việc phân tích và xem xét các rủi ro thường gặp đối với từng khoản mục trên BCTC của hai Công ty, KTV đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục. Kết luận này được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV như sau :

nghiệp vụ đối với Công ty ABC

Rủi ro tiềm tàng được đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC như sau: - Rủi ro tiềm tàng cao: Doanh thu, Tiền, khoản phải thu, phải trả.

- Rủi ro tiềm tàng trung bình: Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Chi phí.

- Rủi ro tiềm tàng thấp: Nguồn vốn và quỹ, các khoản vay, và các tài khoản còn lại

Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

Bảng 2.18 : Kết luận về rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và nghiệp vụ đối với Công ty XYZ

Rủi ro tiềm tàng được đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC như sau:

- Rủi ro tiềm tàng cao: Doanh thu, Tiền, Hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ dài hạn - Rủi ro tiềm tàng trung bình: Phải thu, Phải trả, Nợ khác, Chi phí.

- Rủi ro tiềm tàng thấp: Nguồn vốn và quỹ, nợ ngắn hạn và các tài khoản còn lại

Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục

 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Công ty ABC là khách hàng mới cả Công ty AASC nên để đảm bảo đánh giá đúng mức rủi ro, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát trên số dư đầu năm. Qua các tài liệu và thông tin thu thập được, KTV nhận thấy nhân sự phòng kế toán tuy có một số biến động so với năm trước nhưng các nhân viên kế toán hiện tại đều là những người có chuyên môn tốt. Trao đổi với KTV tiền nhiệm, KTV AASC được biết các quá trình kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục trên BCTC được Công ty ABC thực hiện đầy đủ trong năm 2001. Công ty ABC luôn lập đủ các BCTC theo

Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty ABC

Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005

Khoản mục:

Bước công việc: Kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục

Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty XYZ

Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005

Khoản mục:

Bước công việc: Kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY COMPANY (AASC)

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC)

đúng cách thức và thời hạn quy định. Do đó, KTV AASC đánh giá rủi ro kiểm soát

Một phần của tài liệu 355 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w