2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM
2.3.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng
VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán . Khi lập chương trình kiểm toán, KTV phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu”.
Như vậy, đánh giá rủi ro tiềm tàng cần được thực hiện trên hai mức độ: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với toàn bộ BCTC và đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC cần phải dựa vào xét đoán chuyên môn của KTV về các nhân tố tác động đến rủi ro này. Các nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC thường bao gồm:
- Thứ nhất: Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban giám đốc cũng như sự thay đổi thành phần ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán; khi ban quản trị, ban giám đốc thiếu liêm chính hoặc chịu một sức ép trình bày BCTC không trung thực, khả năng BCTC có những sai sót nghiêm trọng rất cao; Sự thay đổi nhân sự trong bộ máy quản lý tạo nên nhiều xáo trộn, có thể chưa có sự hiểu biết nhau. Khi đó khả năng BCTC bị phản ánh sai sẽ tăng.
- Thứ hai: Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của KTV nội bộ quyết định độ tin cậy và trung thực của BCTC. Sự thay đổi (nếu có) của họ có thể dẫn đến những sai phạm lớn do những người mới còn thiếu kinh nghiệm.
- Thứ ba: Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng phải trình bày BCTC không trung thực.
- Thứ tư: Đặc điểm hoạt động của đơn vị như quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, cơ cấu các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, đặc điểm hoạt động (theo mùa); Việc chuyển đổi phần mềm kế toán cũng có thể dẫn đến những sai sót từ việc nhập số liệu do nhân viên kế toán sử dụng phần mềm chưa thành thạo; Một số công ty có nhiều đơn vị trực thuộc sẽ làm tăng sai sót ở khâu tổng hợp; Một đơn vị sử dụng công nghệ tiên tiến có thể có nhiều hàng hóa bị lạc hậu, lỗi thời; Một đơn vị có quy mô lớn có khả năng có nhiều sai sót hơn một đơn vị có quy mô tổng thể nhỏ …
- Thứ năm: Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi thị trường mua, thị trường bán và sự
thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị (nếu chính sách kế toán chưa thích nghi và thực hiện chưa tốt); Sự cạnh tranh khốc liệt trong các đơn vị cùng ngành có thể gây nên một sự ế thừa hàng hóa và có các nghiệp vụ bất thường về dự phòng giảm giá hàng tồn kho …
Có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với toàn bộ BCTC bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC. Trong bảng 1.3 các câu trả lời “có” cho thấy có khả năng tồn tại rủi ro tiềm tàng cao trong toàn bộ BCTC. Kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng được phản ánh trên giấy tờ làm việc của KTV.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong từng khoản mục, nghiệp vụ phụ thuộc vào các yếu tố: Mức rủi ro tiềm tàng đã đánh giá tốt đối với toàn bộ BCTC, chính chất của khoản mục, các nhân tố tác động tới rủi ro tiềm tàng trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ trên cơ sở hiểu biết của KTV. Các nhân tố làm tăng mức rủi ro tiềm tàng trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ gồm có:
Thứ nhất: BCTC có những điều chỉnh liên quan đến liên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi về chính sách kế toán; Các số dư tài khoản và các nghiệp vụ liên quan đến phán xét chủ quan của người có trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC
Câu hỏi Có Không
Môi trường ngành và môi trường kinh doanh
- Ngành hàng của đơn vị có quá dư thừa so với nhu cầu xã hội không? - Khả năng sinh lời có chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi của lãi suất không?
- Khả năng sinh lời có chịu ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái không? - Doanh thu có chịu tác động mạnh bởi sự thay đổi của công nghệ và kỹ thuật không?
- Khả năng sinh lợi có chịu tác động mạnh bởi sự thay đổi các chính sách của Nhà nước không?
Bản chất của hoạt động kinh doanh - Chu kỳ hoạt động có quá dài không? Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
- Người quản lý cao cấp có thiếu những kỹ năng cần thiết như marketing, tài chính, kỹ thuật không?
- Các cấp quản lý trung gian có đủ trình độ chuyên môn về những lĩnh vực trong ngành, trong quản lý tài chính không?
Đơn vị có bị chi phối bởi một số cá nhân hoặc quyền lực tập trung vào tay một người không?
-v.v…
Thứ hai: BCTC phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài … dẫn đến khả năng mất tài sản của doanh nghiệp.
ý kiến của chuyên gia như xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp …
Thứ tư: BCTC có các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế không bình thường như: Các nghiệp vụ đột xuất, đặc biệt xảy ra vào cuối niên độ kế toán; Các nghiệp vụ hoặc phương pháp xử lý kế toán phức tạp; Các nghiệp vụ với các bên liên quan; Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp (phí thuê luật sư, tư vấn, đại lý..); Các nghiệp vụ kinh tế tại chính bất thường khac.
Ngoài ra, những sai sót trong kết quả kiểm toán các năm trước có nhiều khả năng vẫn tồn tại ở các khoản mục đó trên BCTC năm nay vì nhiều loại sai phạm có tính hệ thống, đơn vị không điều chỉnh và sửa chữa kịp thời.
Hầu hết các KTV xây dựng mức rủi ro tiềm tàng cao trong kiểm toán năm đầu tiên và giảm dần trong các năm sau khi đã có kinh nghiệm. Trong trường hợp tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không cung cấp kịp thời, có sự chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của các bên liên quan, mức rủi ro tiềm tàng đối với BCTC và trên số dư tài khoản, các loại nghiệp vụ cần đánh giá ở mức cao.