III. Kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà
3.3.4. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết và xử lý chênh lệch kiểm toán
Công việc kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng - thanh toán không chỉ dừng lại ở việc thu thập bằng chứng cho số liệu đợc kiểm tra mà quan trọng hơn là bằng chứng đó đợc đánh giá nh thế nào. Mức độ “đầy đủ” và “tin cậy” của bằng chứng là cơ sở để KTV đa ra kết luận về chu trình.
Nếu sau khi thực hiện kiểm tra chi tiết, phát hiện ra các chênh lệch kiểm toán, KTV hớng tới biện pháp lợng hoá chênh lệch và xử lý các chênh lệch, cân nhắc ảnh hởng của chênh lệch này đối với Báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng.
Mỗi loại chênh lệch kiểm toán đợc phát hiện có biện pháp xử lý khác nhau. Từ tính chất của sai phạm phát hiện đợc, KTV tìm nguyên nhân chênh lệch. Những nguyên nhân của sai phạm đợc làm rõ là cơ sở cho những kiến nghị hay điều chỉnh cần thiết. Những kiến nghị và điều chỉnh đợc trao đổi với khách hàng một cách nghiêm túc và cẩn thận trớc khi kiểm toán viên tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Phân loại theo kỳ kế toán, chênh lệch kiểm toán đựơc chia làm hai loại: chênh lệch năm trớc và chênh lệch năm nay.
Chênh lệch năm nay là những chênh lệch đã đợc lợng hóa, bao gồm những chênh lệch do không thống nhất về giá trị, cách phân loại, trình bày hay thuyết minh những khoản mục hay tổng số trong BCTC và những chênh lệch do lỗi hay sai sót đợc phát hiện.
Chênh lệch của năm trớc là chênh lệch kiểm toán từ năm trớc mà khách hàng đã không điều chỉnh, do đó ảnh hởng tới số d đầu kỳ của các tài khoản trên báo cáo tài chính năm nay.
Chênh lệch năm nay gồm cả chênh lệch năm trớc điều chỉnh trong năm nay, chênh lệch không nhất quán giữa các năm, chênh lêch làm tăng thêm một sai sót mới trên bảng kết quả kinh doanh năm nay và chênh lệch đợc lũy kế trên bảng cân đối tài sản.
Đối với các khoản phải trả thì chênh lệch thờng là số khai báo thấp hơn số thực phải trả. Còn đối với số d hàng tồn kho, chênh lệch xảy ra là khai báo tăng giá trị thực của hàng tồn kho hoặc khai báo số lợng tăng hơn so với thực tế. Cả hai sai phạm này đều làm cho các thông tin phản ánh trên Báo cáo tài chính tốt hơn do khả năng thanh toán hiện hành (tài sản lu động/ nợ ngắn hạn) của khách hàng lớn hơn.
Quá trình điều tra tính chất và nguyên nhân cần đợc thực hiện với mức độ hoài nghi nghề nghiệp thích đáng. Kiểm toán viên cần phải xét nguyên nhân của chênh lệch là do sai sót hay gian lận. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng phải xem xét khả năng áp dụng các thủ tục thay thế để thu thập bằng chứng.
Nếu là sai phạm trọng yếu và việc áp dụng thủ tục kiểm toán khác không xóa bỏ đợc nghi ngờ, kiểm toán viên cần phải thông báo ngay lập tức cho Ban giám đốc và tùy thuộc vào hoàn cảnh có thể thông tin cho Hội đồng quản trị, nếu có gian lận thì cần có sự can thiệp của HĐQT sau đó đề nghị điều chỉnh. Trong trờng hợp khách hàng không chấp nhận điều chỉnh thì kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận.
Với những chênh lệch kiểm toán không đợc sửa đổi, kiểm toán viên lập một bảng tóm tắt những chênh lệch này và xét đến khả năng ảnh hởng của chúng đến báo cáo tài chính.
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận về kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán. Chơng hai của luận văn tập trung vào thực trạng kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán do AASC thực hiện để làm sáng tỏ lý luận.
Chơng II
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng - thanh toán tại aasc
I. giới thiệu chung về công ty dịch vụ t vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC)