DỰ BÁO DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG CHO HAI NĂM 2002-2003.

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 91 - 93)

MAY ĐỨC GIANG CHO HAI NĂM 2002-2003.

Doanh thu Công ty may Đức Giang từ 1995-2001

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

DThu (tỉ đ) 39.254 40.114 62.934 88.599 106.906 148.121 197.3

Với một dãy số thời gian ta có thể dự đoán cjo những khoảng thời gian tiếp theo nhưng có một lưu ý, đó là khoảng thời gian dự đoán không đựoc dài quá số lượng các mức độ trong dãy số thời gian. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo cho tính chính xác của kết quả dự đoán.

Vì vậy chúng ta sẽ tiến hành dự đoán doanh thu của công ty may Đức Giang trong hai năm 2002-2003.

Nhận xét về dãy số thời gian trên: Trước hết ta có các trị số sau :

2 =860 3 =22.790 4 =26.665

5 =17.307 6 =41.215 7 =49.179

Ta thấy các lượng tăng giảm tuyệt đối không xấp xỉ bằng nhau, vì vậy ta không thể áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình.

Tiếp theo ta có:

t2 =1,0227 t3 =1,5677 t4 =1,4237 t5 =1,1923 t6 =1,3855 t7 =1,3320

Ta thấy các tốc độ phát triển liên hoàn không xấp xỉ nhau vì vậy ta không thể áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.

Chúng ta đã biết với mỗi một dãy số thời gian ta đều có thể tìm được một mô hình hồi quy có dạng y =f(t). Vì vậy với dãy số thời gian trên đây, ta nhận thấy số liệu doanh thu có sự biến động theo chiều hướng tăng dần và dựa vào phép thăm dò đồ thị ta có thể xác định được phương trình hồi quy là phương trình tuyến tính

Chúng ta sẽ tiến hành dự báo dựa vào ngoại suy hàm xu thế.

Chúng ta coi biến t là biến thứ tự thời gian. Ta thay t’= t sao cho t' 0

Chúng ta có bảng sau:

Dthu (y) (tỉ đ) Năm t’ t’2 t’y

39.254 1995 -3 9 -117.762 40.114 1996 -2 4 -80.228 62.934 1997 -1 1 -62.934 88.599 1998 0 0 0 106.906 1999 1 1 106.906 148.121 2000 2 4 296.242 197.3 2001 3 9 591.9 y= 683.228 t’= 0 t2=28 t’y=734.124

Phương trình hồi quy có dạng: y = a0+a1t’.

Ta có hệ phương trình chuẩn từ phương pháp bình phương nhỏ nhất .

na0+a1 t’= y 7a0 =683.228 a0=97,604 t’a0+a1 t’2= t’y 28a1 =734.124 a1=26,2187

Vậy ta có : ŷt’ = 97,604 + 26,2187 t’

Dự báo cho năm 2002

Ta có mô hình ŷt’ = 97,604 + 26,2187(t’+h)

Năm 2003 thì t’+h = 3+2=5 Kết qủa dự báo:

Ŷ2002 = 97,604 + 26,2187*(3+1) = 202,419 (tỷ đồng ).

Ŷ2003 = 97,604 + 26,2187*(3+2)=228,698 (tỷ đồng).

Đến đây, chúng ta đã thấy rõ được hiện trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Đức Giang. Trong thời gian tới, công ty cần phải làm gì? xúc tiến công việc cũng như xem xét định hướng kinh doanh trong những năm sắp tới và những giải pháp, biện pháp điều kiện mà công ty cần phải làm, cần phải có để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 91 - 93)