III– XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯONG PHÁP THỐNG KÊ DỰ BÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 44 - 49)

II- MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

n: Tổng số loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.

III– XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯONG PHÁP THỐNG KÊ DỰ BÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

1. Một số phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn

1.1 Khái niệm.

Dự đoán Thống kê ngắn hạn là việc dự đoán qúa trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn (hàng năm,hàng quý,tháng và có thể là dưới tháng) nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê về những hiện tượng nghiên cứu và những phương pháp thích hợp.

1.2 Ý nghĩa của dự đoán Thống kê ngắn hạn

Tài liệu dự đoán Thống kê ngắn hạn là một trong những cơ sở để lập (xây dựng) các kế hoạch ngắn hạn

Dự đoán Thống kê ngắn hạn cung cấp những thông tin về sự thay đổi của hiện tượng trong thời gian tới để từ đó có những biện pháp điều chỉnh,đưa ra những quyết định phù hợp phục vụ cho những công tác chỉ đạo,quản lý tác nghiệp

Dự đoán Thống kê ngắn hạn giúp chúng ta chỉ ra những khả năng cần khai thác và những tồn tại cần khắc phục.

1.3 Một số phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn cơ bản

Dự đoán dựa vào phương pháp chuyên gia Dự đoán dựa vào mô hình hồi quy.

Dự đoán dựa vào dãy số thời gian

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn dựa vào Dãy số thời gian

2. Phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn dựa vào Dãy số thời gian.

Một số phương pháp dự đoán ngắn hạn cơ bản dựa vào Dãy số thời gian

2.1.Khái niệm về Dãy số thời gian. 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa

Khái niệm:

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu Thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Như vậy dãy số thời gian gồm hai yếu tố. Đó là:

Thời gian: Là độ dài hai thời gian liền nhau trong dãy số hay còn gọi là khoảng cách thời gian. Có thể là ngày, tháng, quý, năm…tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của hiện tượng.

Trị số của chỉ tiêu hay còn gọi là mức độ của dãy số,chỉ tiêu của hiện tượng (cụ thể là trị số của chỉ tiêu ) có thể là số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình.

Biểu 2.1 Doanh thu Công ty may Đức Giang từ 1995-2001

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Doanh thu (tỉ đ) 39.254 40.114 62.934 88.599 106.906 148.121 197.3

Theo Biểu 2.1 thì : +Thời gian của dãy số là năm. +Trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối.  Ý nghĩa:

Nghiên cứu Dãy số thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Qua Dãy số thời gian có thể nghiên cứu được đặc điểm về sự biến động của hiện tượng,vạch

rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai

2.1.2 Phân loại Dãy số thời gian

Xét theo đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian người ta chia Dãy số thời gian thành 2 loại:

Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong độ dài thời gian nhất định.Đặc điểm nổi bật của dãy số thời kỳ là có thể cộng các mức độ lại với nhau để có một mức độ mới phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn (Biểu 3).

Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định .Vì vậy việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng.

Ví dụ:

Biểu 2.2 Giá trị hàng tồn kho của công ty may Đức Giang vào một số ngày đầu tháng.

Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4

Giá trị (tr đ) 2.1 2.05 2.07 2.2

Các số liệu trên phản ánh quy mô hàng tồn kho tại thời điểm của các ngày đầu của tháng 1, 2, 3, 4. Mức độ tại thời điểm sau bao gồm toàn bộ mức độ tại thời điểm trước.Vì vậy mà khi cộng các mức độ (trị số) của chỉ tiêu thì ta được con số không có ý nghĩa, tức nó không phản ánh quy mô của hiện tượng.

2.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng Dãy số thời gian.

Khi sử dụng Dãy số thời gian không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng theo đúng mục đích của mình mà nhiều lúc cần phải tiến hành chỉnh lý một cách thích hợp so với yêu cầu của việc sử dụng

Bởi vì khi xây dựng một Dãy số thời gian thì cần phải tuân theo những yêu cầu nhất định nhưng trong thực tế vì nhiều lý do mà những yêu cầu này thường bị vi phạm.

Vậy khi xây dựng Dãy số thời gian phải đảm bảo các tính chất có thể so sánh được sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể là:

 Nội dung, phương pháp tính phải thống nhất qua thời gian.

Trong một dãy số các mức độ phải phản ánh cùng một nội dung với phương pháp tính toán là thống nhất theo thời gian trong toàn bộ dãy số.

 Phạm vi của hiện tượng được nghiên cứu phải nhất trí qua thời gian. Phạm vi của dãy số bao gồm :phạm vi về hành chính ,số đơn vị thuộc hệ thống quản lý. Tức là trong dãy số tất cả mức độ đều phản ánh quy mô của hiện tượng trong cùng một phạm vi hành chính và số đơn vị hành chính mà dãy số phản ánh phải bằng nhau.

 Các khoảng cách thời gian nên bằng nhau nhất là với các dãy số thời kỳ. 2.2 Những xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng qua Dãy số thời gian.

Trong Dãy số thời gian ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số người ta còn sử dụng các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của hai loại nhân tố:

 Nhóm nhân tố cơ bản chủ yếu : với sự tác động của nhóm này nói lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng (xu hướng là sự tiến triển kéo dài theo thời gian và nó xác định tính quy luật của sự phát triển.

 Nhóm nhân tố ngẫu nhiên: Yếu tố này tác động vào những thời gian khác nhau, theo những xu hướng khác nhau với mứ độ không giống nhau làm cho mức độ của hiện tượng lệch khỏi xu hướng.

Do sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên mà nhiều lúc không thể nhận biết được xu hướng phát triển ,biến động của hiện tượng một cách rõ ràng. Việc xác định

xu hướng cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu Thống kê. Vì vậy cần sử dụng những phưong pháp thích hợp ,trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng.

Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.

Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian:

Phương pháp này được sử dụng khi một Dãy số thời gian (dãy số thời kỳ) có khoảng cách thời gian tương đối ngắn (qúa nhiều mức độ) vì vậy mà chưa phản ánh được xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.

Ví dụ : Khi có số liệu về doanh thu hàng tháng mà các mức độ của dãy

số khi tăng khi giảm không theo một xu hướng nhất định.Trong trường hợp này,người ta mở rộng khoảng cách thởi gian từ tháng sang qúy bằng cách cộng các mức độ của tháng trong quý.

Làm như vậy hy vọng làm triệt tiêu sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên,bật lên xu hướng cơ bản của hiện tượng

 Phương pháp số trung bình trượt (di động).

Số trung bình có tính chất san bằng sự chênh lệch,do vậy phương pháp này làm cho các yếu tố ngẫu nhiên được san bằng.Trung bình trượt là một trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số và lần lượt thay các mức độ đầu bằng các mức độ tiếp theo, sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi.

Giả sử có dãy số thời gian: y1 , y2 , y3 ,…, yn-2 , yn-1 , yn. Nếu tính trung bình trượt cho ba mức độ ta sẽ có:

y2 = 3 3 3 2 1 y y y   , y3= 3 4 3 2 y y y   ,…, yn1 = 3 1 2 n n n y y y    

Tính trung bình trượt từ bao nhiêu mức độ là xuất phát từ đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng của dãy số ban đầu :

Nếu biến động thay đổi không nhiều và số lượng mức độ không nhiều thì trung bình trượt với 3 mức độ.

Nếu biến động thay đổi lớn và mức độ dãy số tương đối nhiều thì trung bình trượt 4,5,6,7 mức độ.

Khi số các mức độ để tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên càng lớn nhưng có nhược điểm là số lượng các tung bình trượt giảm nhiều sẽ gây khó khăn cho phân tích. Trong tính toán,nếu số lượng các mức độ nhiều, trung bình trượt lần một không nói rõ xu hướng thì thực hiện trung bình trượt lần hai

 Hàm xu thế .

Để nói rõ xu hướng ta biểu diễn các mức độ của hiện tượng qua thời gian bằng một mô hình hồi quy có dạng tổng quát:

t

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)