Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 54 - 56)

II- MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

y= f(t ,a0,a1,…an )

2.4.2 Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế

Mỗi một dãy số thời gian đều có thể tìm ra được một mô hình hồi quy có dạng: y=f(t)

Dựa vào mô hình hồi quy này người ta tiến hành dự đoán với mô hình dự đoán có dạng : Ŷt+l = f(t+l)

Để kết qủa dự đoán đạt được độ tin cậy cao thì phương trình hồi quy cần được chọn một cách chính xác,phù hợp với sự biến động xu hướng của hiện tượng trong dãy số.

2.4.3 Dự đoán dựa vào bảng Bays-Ballot

Dựa vào bảng Bays-Ballot ta tìm được mô hình : yj = a + bt + Cj (j =1,2,...m ).

Trong đó:

t = m (i-1)+j

m: số quý ,tháng ,năm. i : thứ tự năm.

j : thời gian dự báo j

Ví dụ : Từ Biểu 2.1 nếu dự đoán cho tháng 1-2002 thì

t =12 (7-1)+1=73

Nếu dự đoán cho tháng 2-2002 thì t =12 (7-1)+2 =74.

2.4.4Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.

t =n1

i n

yy y

Trong dãy số t chỉ có ý nghĩa khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau,chính vì vậy mức độ dự đoán sẽ chính xác hơn khi tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.

• Đối với tài liệu năm, ta có mô hình dự đoán như sau:

Ŷn+l = yntl

• Đối với tài liệu qúy tháng của năm ta có mô hình như sau:

Ŷij= yj t i S t1 với yj =   n i ij y 1 St = 1+t+t2+t3+...+tn-1 Trong đó:

Ŷn+l: Mức độ dự đoán thời gian n+l.

l : Độ dài thời gian dự đoán. yn : Mức độ cuối cùng của dãy số.

Ŷij : Mức độ dự đoán của thời gian i năm j.

yj : Tổng các mức độ của thời gian j.

t : Tốc độ phát triển trung bình hàng năm

Mỗi hiện tượng đều có xu hướng biến động riêng vì vậy cần phải có một phương pháp dự đoán thích hợp để có thể đem lại kết qủa dự đoán chính xác nhất. Ngoài các phương pháp đã nêu trên trong Thống kê còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp san bằng mũ, phương pháp Box-Jenkin...

Như vậy, qua Chương I và Chương II chúng ta đã hiểu rõ cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng đã tìm hiểu một số phương pháp Thống kê phân tích và dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp .

Chương III sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty may Đức Giang trong những năm vừa qua.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)