Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp ( nhân tố chủ quan).

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 31 - 35)

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp ( nhân tố chủ quan).

chủ quan).

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoàn cảnh nội tại của Công ty bao gồm các yếu tố và hệ thống bên trong của công hay

gọi là môi trường nội bộ của Công ty - môi trường có thể kiểm soát được. Các Công ty phải cố gắng phân tích các yếu tố nội bộ đó một cách cặn kẽ nhằm xác định những lợi thế và những hạn chế của mình, đặc biệt cần phải xác định các yếu tố đó có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ như thế nào. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt những tồn tại, nhược điểm, tập trung phát huy những ưu điểm, thế mạnh để đạt được lợi ích tối đa trong kinh doanh.

Do đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh, từng doanh nghiệp khác nhau mà các yếu tố trong công ty cũng khác nhau, nhưng tóm lại có thể thấy được những nhân tố như:

1.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần có một điều kiện về cơ sở hạ tầng như thiết bị nhà xưởng, vị trí địa lý thuận lợi, ( đặc biệt là gần nơi cung cấp nguyên liệu, thuận lợi về giao thông vận tải, vận chuyển hàng hoá...) đối với lĩnh vực hàng hoá may mặc, điều kiện thuận lợi của công ty như: Nằm trên trục đường giao thông thuận tiện, gần những trung tâm buôn bán lớn, điều kiện đi lại thuận tiện có ý nghĩa rất lớn giúp cho doanh nghiệp đó giao dịch dễ dàng hơn, vận chuyển hàng hoá thuận tiện hơn. Ngày nay, khi mọi doanh nghiệp đều cạnh tranh bình đẳng với nhau thì tiết kiệm được chi phí vận chuyển là một điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi.

1.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp:

Một người có sáng tạo, có quyết tâm làm việc nhưng lại không có tiền thì khó có thể thực hiện được ý định, ước mơ của mình một cách tốt nhất. Như vậy, khả năng tài chính của công ty cũng là một vấn đề quan trong. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề về vốn sản xuất vì điều kiện và thủ tục vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tài chính của nước ta còn quá khắt khe và rườm rà, tạo ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, đồng vốn quay vòng rất nhanh do vậy khi bị ứ đọng vốn hay không có khă năng về vồn thì rất khó để xoay xở trong tình hình kinh doanh hiện nay.

1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:

Bộ phận này có thể coi là bộ não, quyết định mọi thành công và thất bại

của công ty. Từ đây, mọi quyết định chính sách cũng như chiến lược phát triển và tăng trưởng của công ty được đưa ra và áp dụng vào thực hiện đối với các bộ phận khác và toàn bộ công ty. Nó tạo ra nề nếp tổ chức, định hướng cho hầu hết các công việc trong hoạt động tiêu thụ của Công ty. Một bộ máy tổ chức quản lý tốt thì cần phải có những con người điều hành có trình độ học vấn cao, có tầm nhìn chiến lược không chỉ đối với những vấn đề trước mắt mà còn định hướng phát triển cho công ty trong tương lai.

Do vậy, khi nói đến bộ máy quản lý chúng ta cần đề cập đến một vấn đề vô cùng quan trọng mà bất kỳ một lĩnh vực nào, một quốc gia noà cũng cần đến đó là:

Nhân tố con người:

Đây là nhân tố quyết định sự cường thịnh của Công ty nói chung và “trôi chảy” trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói riêng. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm các nhân viên cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh thị trường, lựa chọn thực hiện, kiểm tra các chiến lược của Công ty. Dù cho các nhân tố khác đều thuận lợi, đúng đắn đến mức độ nào đi nữa nó cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những nhân viên vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, lành mạnh về tinh thần. Nhân tố này bao gồm: Tay nghề, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết không những về công ty mà còn cả những kiến thức về xã hội, tư cách đạo đức, kinh nghiệm... của các cán bộ trong bộ phận tiêu thụ cũng như công nhân sản xuất trong toàn Công ty.

1.4 Số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty.

Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội.

Hiện nay chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của Công ty,Công ty muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đa các khả năng sản xuất thì

vấn đề chất lượng sản phẩm phải được coi trọng thì mới tạo được uy thế trong tiêu thụ.Khách hàng ngày càng khó tính sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao.Nếu Công ty không đổi mới về công nghệ kỹ thuật sản xuất,đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì Công ty sẽ nhanh chóng bị tẩy chay,nhất là khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chất lượng cao hơn.Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất giữa các nhà sản xuất.Công ty cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho khách hàng.có như vậy hoạt động tiêu thụ mới diễn ra trôi chảy được.

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng thì việc thực hiện kế hoạch sản xuất đúng theo kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm,nhất là sản xuất theo đơn dặt hàng ký trước thì việc thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng phải được coi như là một pháp lệnh. Nếu không Công ty sẽ bị ngừng trệ trong tiêu thụ vì không thể lấy quần âu bán cho khách mua áo sơ mi và càng không thể chỉ bán một trong khi khách muốn mua mua ba,bốn.

Tóm lại việc thực hiện kế hoạch sản xuất ( cả về số lượng và chất lượng ) theo mặt hàng quyết định việc tiêu thụ diễn ra mạnh hay yếu trong hoạt động của Công ty

1.5 Giá cả sản phẩm bán ra.

Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung-cầu, tích lũy và tiêu dùng…giá cả là quan hệ về lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh.

Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ (xét cả về mặt hiện vật và giá trị). Mức độ tăng,giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ khi giá bán sản phẩm thay đổi còn phụ thuộc vào mức độ đáp ưngs nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm.Vì vậy Công ty cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả như thế nào cho hợp lý nhằm mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhất.

Với mặt hàng thời trang thì sự thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ ít phụ thuộc vào giá cả vì rằng sẽ chẳng có ai lại mua đến năm, sáu chiếc áo sơ mi cùng loại tại một thời điểm vì giá bán hạ xuống.

1.6 Phương thức thanh toán.

Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Trong phương thức thanh toán với khách hàng nếu doanh nghiệp đa dạng hoá phương thức thanh toán đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán thì sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình và ngược lại

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 31 - 35)