Tổ chức quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 30 - 31)

6.1. Bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm.

6.1.1Nhiệm vụ của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện được chức năng tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, bộ máy quản lý tiêu thụ phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường và những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm sản xuất của Công ty từ đó xây dựng các chính sách sản phẩm chính, sản phẩm “chủ đạo”...

+ Lập kế hoạch và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm, sản xuất.

+ Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và theo dõi thực hiện hợp đồng đã ký.

+ Tổ chức mạng lưới bán hàng và thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng.

+ Thực hiện tổ chức quản lý và đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

6.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý tiêu th.

Một bộ máy quản lý tiêu thụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra sẽ góp phần tạo lập năng lực hoạt động mới thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu bộ máy này kém hiệu lực, bảo thủ trì trệ, không đáp ứng được những đòi hỏi mới trên thị trường sẽ gây hậu quả trên nhiều mặt. Chính vì vậy,

Công ty phải căn cứ vào: Quy mô sản xuất, đặc điểm tiêu thụ.... từ đó tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ theo một trong 3 nguyên tắc sau cho phù hợp với điều kiện của mình:

+ Tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ theo nguyên tắc chức năng.

+ Tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ theo nguyên tắc mặt hàng.

+ Tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ theo nguyên tắc hỗn hợp. 6.2 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm

+ Giao dịch và ký kết hợp đồng :

Nơi ký kết hợp đồng, thời gian ký kết, hình thức ký kết hợp đồng có thể ở dạng văn bản hay là hợp đồng miệng. Việc đảm bảo những điều khoản chủ yếu thể hiện những điều kiện cơ bản của các bên. Việc thống nhất với nhau về đơn vị tính, cách tính, số lượng, chất lương, giá cả... Các điều khoản thường lệ, điều khoản tuỳ nghi và điều khoản giải thích.

+ Kho thành phẩm, bảo quản, xuất kho:

Công tác bảo tồn và nâng cao giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt trước khi giao cho khách hàng bằng việc bao gói, đóng hòm và các biện pháp kỹ thuật khác.

+ Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo phương thức vận tải thích hợp và có hiệu quả.

+ Thủ tục giao nhận hàng hoá:

Có tạo điều kiện cho khách hàng không? Thủ tục thanh toán như thế nảo? Việc giúp đỡ khách hàng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm....

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 30 - 31)