Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 60 - 65)

II- MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý của Công ty.

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Công ty may Đức Giang luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy quản lý của mình sao cho phù hợp với năng lực, tình hình sản xuất của mình.

Năm 1996, trước những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều đổi thay để phù hợp với tình hình , nhằm giải quyết tốt các công việc trong hoạt động của mình .Công ty may Đức Giang đã tổ chức lại bộ máy quản lý theo sơ đồ dưới đây.

(Xem trang sau)

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty may Đức giang

Tổng giám đốc P.TGĐ điều hành sản xuất P.TGĐ điều hành kinh doanh P.TGĐ điều hành xuất nhập khẩu Văn phòng tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng thời trang Phòng xuấ nhập khẩu Phòng ISO

Mô hình quản lý Công ty may Đức Giang có 2 cấp: + Cấp 1 là cấp công ty.

+ Cấp 2 là cấp xí nghiệp.

Bản chất: là quản lý trực tuyến chức năng

Theo biểu trên:

 Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty dệt may Việt nam, trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất công ty.

 Phó tổng giám đốc có 3 người: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

 Phó tổng giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng giám đốc về việc tìm kiếm và thiết lập quan hệ với bạn hàng, chỉ đạo và điều hành bộ phận sản xuất và kinh doanh của công ty.

 Phó tổng giám đốc điều hành xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư trong toàn công ty, điều hành mọi hoạt động xuất nhập khẩu.

 Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: Tổ chức nghiên cứu sản phẩm về mặt kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất các thành phẩm trước Tổng giám đốc.

-Văn phòng thổng hợp : Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc soạn thảo các văn bản, quản lý về mặt nhân sự, tiền lương, bảo hiểm của công ty.

-Phòng kế hoạch: Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về kế hoạch và tình hình sản xuất, nắm vững các yếu tố về nguyên vật liệu, phụ liệu... để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất.

- Phòng xuất nhập khẩu: tham mưu cho ban tổng giám đốc về kế hoạch, chiến lược về xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đó.

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật , công nghệ sản xuất, xây dựng định mức nguyên phụ liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm....

- Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện việc quản lý và cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính mỗi năm và lập dự toán cho các năm tới.

- Phòng thời trang - kinh doanh nội địa: Chịu trách nhiệm tham mưu và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu - sáng tác mẫu thời trang, tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc ra thị trường trong nước bao gồm:

+ Nắm tình hình và khả năng cung cấp nguyên liệu, phụ liệu trong nước và nước ngoài, sưu tập mẫu nguyên phụ liệu để phục vụ cho việc sáng tác mẫu mốt.

+ Nghiên cứu thị trường trong nước, định kỳ lập bộ mẫu chào hàng để sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước.

+ Trình lãnh đạo công ty duyệt mẫu, lập phương án kinh doanh. + Xây dựng giá thành các mã hàng chuẩn bị sản xuất.

+ Lên số lượng sản phẩm cụ thể cho từng mã hàng chuẩn bị đưa vào sản xuất như: Số lượng, tỷ lệ cỡ, mầu, kích thước, yêu cầu về đóng gói, bao bì...

+ Phát triển mạng lưới bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, trước mắt trong Thành phố Hà Nội tiến tới phát triển rộng ra phạm vi toàn quốc.

+ Quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý của Công ty. + Làm định mức và theo dõi hàng FOB

- Phòng ISO: Với nhiệm vụ là quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong toàn Công ty và năm nay là ISO 9002.

* Các Xí nghiệp thành viên

- Các Xí nghiệp May: Mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc phụ trách sản xuất chung thông qua 2 trưởng ca và một số cán bộ kinh tế, kỹ thuật hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty. Nhiệm vụ chính của các Xí nghiệp là tổ chức và thực hiện quy trình công nghệ sản xuất từ công đoạn cắt đến may và hoàn chỉnh sản phẩm, bố trí lực lượng phù hợp để sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.

- Xí nghiệp thêu, giặt mài và bao bì: Có nhiệm vụ thêu và giặt và bao gói các sản phẩm, đơn hàng, mã hàng mà khách hàng yêu cầu. Ngoài ra làm dịch vụ thêu hoặc giặt theo hợp đồng ký kết với các đơn vị bạn.

2.3. Quy trình công nghệ của Công ty may Đức Giang.

Quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ ngành may tương đối phức tạp, có nhiều bước công việc. Công nghệ đối với Công ty may Đức Giang là loại hình gia công hàng tiêu dùng trên máy công nghiệp, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng là chủ yếu. Các mặt hàng của Công ty may Đức Giang như quần, áo…theo nhiều chủng loại khác nhau và có một quy trình công nghệ khá hợp lý- quy trình công nghệ có dạng liên tục kế tiếp nhau theo dây chuyền nước chảy, khép kín từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu nhập kho thành phẩm

Sơ đồ 3.2:Các công đoạn cơ bản của quy trình công nghệ ở công ty May Đức Giang

Quy trình công nghệ trên được diễn giải như sau:

-Bộ phận kỹ thuật là nơi chuẩn bị cho đầy đủ các điều kiện như may mẫu, ra mẫu, giác sơ đồ để chuẩn bị chuyển giao sang bộ phận cắt

- Bộ phận cắt: Nhận nguyên vật liệu và cắt thành bám thành phẩm theo mẫu sau đó chuyển cho bộ phận may.

- Bộ phận may: Nhận bán thành phẩm cắt và căn cứ vào quy trình may và sản phẩm mẫu để lắp ráp các chi tiết vào thành sản phẩm .Trong quá trình may sản phẩm có sự tham gia của thêu và giặt (theo yêu cầu của khách hàng cho từng

CẮTMAY MAY KCS ĐÓNG HÒM THÊU GIẶT KỸ THUẬT C.B.S.X

mã hàng) sau đó chuyển sang bộ phận là thành phẩm. Các sản phẩm này được bộ phận KCS kiểm tra 100%, sản phẩm không đạt chất lượng được trả lại cho tổ sản xuất để sửa chữa. Những sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang bộ phận đóng hòm. Sản phẩm được đóng vào thùng carton hay sản phẩm treo container tuỳ thuộc vào từng đơn hàng nhưng được tính toán phù hợp với việc vận chuyển

Như vậy sản phẩm may phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, có sự tham gia của nhiều người, do đó công ty đã ban hành nhiều nội quy quy định chung để cho công nhân sản xuất thực hiện có sự kiểm tra, kiểm soát của các bộ phận chức năng và người quản lý

Một phần của tài liệu Luận Văn: "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" ppt (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)