FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 25 - 26)

năng lc sn xut công nghip

Trong 20 năm qua FDI đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành

đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở

cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 43,7% năm 2004 và 2005, 44,2% năm 2006).

FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép,

điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.

FDI đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một sốđịa phương đất đai kém màu mỡ.

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong các năm qua tăng liên tục. Năm 1996 chiếm 26,5% đến năm 2000 đạt 41,3%. Trong 5 năm từ

2001 - 2005 chiếm trung bình 42,7% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ

chiếm 44.2% so với cả nước. Đặc biệt, một sốđịa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65 -70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn.

Bảng 1.3: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI/ Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước

Năm Giá trị sản xuất công nghiệp

cả nước (Tỷđồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp khu

vực vốn FDI (Tỷđồng)

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI/ Giá trị sản

xuất công nghiệp cả nước (%) 1996 149.432,5 39.589,2 26,5 1997 180.428,9 52.387,7 29,0 1998 208.676,8 69.356,8 33,2 1999 244.137,5 93.061,4 38,1 2000 336.100,3 138.801,3 41,3 2001 395.809,2 164.408,9 41,5 2002 476.350,0 198.308,6 41,6 2003 620.067,7 267.355,8 43,1 2004 808.958,3 353.264,8 43,7 2005 991.249,4 433.110,4 43,7 2006 1.204.592,6 532.049,2 44,2 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007 [48]

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 25 - 26)