0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nh ững mục tiêu phát triển chủ yếu

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 99 -101 )

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

3.1.1. Nh ững mục tiêu phát triển chủ yếu

Trong bối cảnh mới của công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa, với lợi thế và tiềm năng vốn có, xu thế tất yếu trong thời gian tới là VKTTĐPN sẽ tiếp tục đạt

được mức tăng trưởng kinh tế cao. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải có định hướng

đúng đắn và điều chỉnh hợp lí để vùng đạt được sự phát triển toàn diện, bền vững, không gây nên những hậu qủa tiêu cực về kinh tế - xã hội, môi trường. Trong thời gian tới định hướng phát triển chung của vùng chủ yếu ở các mặt sau:

Khai thác và phát huy triệt để có hiệu quả các yếu tố nội lực, tập trung nhanh chóng phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, bố

trí hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện của một vùng kinh tế động lực. Tạo sự liên kết chặt chẽ, nối vùng với bên ngoài nhằm

đảm nhận vai trò đầu tàu, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của khu vực phía Nam và cả nước trong thời kỳđổi mới.

Hình thành một cơ cấu kinh tế “mở” hướng về xuất khẩu. Phát triển mạnh công nghiệp, trong đó chú trọng chọn loại hình và bước đi hợp lí cho phát triển các ngành và lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn với kỹ thuật, công nghệ cao. Phát triển toàn diện các ngành, các lĩnh vực kinh tế dịch vụ, trong đó chú trọng các ngành, các lĩnh vực làm nền tảng và thúc đẩy kinh tế - xã hội như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính – ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, khoa học công nghệ…

Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng thâm canh, kết hợp kinh tế với sinh thái, tạo nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ và môi trường sống trong lành cho toàn vùng. Từng bước tạo dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc, đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu qủa sản xuất, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Bộ và cả nước theo hướng CNH – HĐH.

Cơ cấu kinh tế nói trên đồng thời phải có tính năng động, dễ thích ứng và đa dạng về ngành nghề, về thành phần kinh tế, về qui mô tổ chức sản xuất, trong đó coi trọng đúng mức các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát triển mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, bao gồm xuất khẩu và đầu tư

nước ngoài, các dịch vụ và du lịch quốc tế. hình thành trung tâm kinh tế tài chính thương mại tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đảm nhiệm vai trò đối trọng trong đối thoại và mở rộng giao thương, hợp tác giữa nước ta với các nước Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.

Phát triển toàn diện khoa học công nghệ, coi trọng các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ mới. Huy động nhiều nguồn lực đầu tưđúng cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. tập trung giải quyết các tiêu cực xã hội hiện có và sẽ nảy sinh trong quá trình đổi mới và “mở cửa”.

Nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt, vận dụng những kết qủa đổi mới, cùng với nghiên cứu đề xuất hệ thống định chế và chính sách đặc thù để khơi dậy tiềm năng, thu hút mọi nguồn nhân tài, vật lực cho phát triển trong sựổn định, trật tự, nề nếp, kỷ cương. Trong thực tế hiện nay, cần chú trọng giải quyết các mối quan hệ đúng

đắn giữa các tỉnh – thành phố chia theo ranh giới địa lí hành chính, phải xem vùng là không gian chung của Nam Bộ và cả nước.

Trên cơ sở phân vùng chức năng, phân công chuyên môn hoá cho từng địa phương trong vùng và giữa vùng với các miền khác trong cả nước, cần có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ nhằm đạt hiệu qủa kinh tế xã hội cao nhất, vì lợi ích chung của

đất nước. Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường khả năng đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh trên đất liền, vùng biển, vùng trời và khu vực phía Nam của đất nước.

Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái phải là quan điểm bao trùm lên mọi hoạt động kinh tế - xã hội, mọi chủ trương, chính sách. Nhất là trong khai thác, sử

dụng hợp lí tài nguyên trong đô thị hoá, công nghiệp hoá, trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. Bằng mọi cách với tầm nhìn lâu dài, mang tính chiến lược, tránh mọi biến hoá về môi trường.

Đểđạt được những yêu cầu trên cần thực hiện những mục tiêu phát triển chủ

yếu sau:

VKTTĐPN phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 gấp 1,2 lần và thời kỳ 2011 – 2020 gấp khoảng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỉ lệđóng góp của vùng vào GDP của cả nước từ 36% hiện nay lên khoảng 40 – 41% năm 2010 và 43 – 44% năm 2020.

Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1493 USD năm 2005 lên 3620 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của nhà nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.

Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, đạt bình quân 20 – 25%/năm trong tiến trình hiện đại hoá. Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ

quốc tế và khu vực Đông Nam Á, đủ đáp ứng cho nhu cầu của khu vực phía Nam, và khách quốc tế.

Giảm tỉ lệ hộđói nghèo xuống dưới 4% năm 2010 và dưới 1% năm 2020. Giữ tỉ

lệ lao động không có việc làm ở mức an toàn cho phép là khoảng 4% (đến năm 2020). Ổn định dân số trong vùng đến năm 2020 là khoảng từ 15 – 16 triệu người.

Đảm bảo kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; đảm bảo bền vững môi trường ở cảđô thị và nông thôn trong vùng.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 99 -101 )

×