Định hướng thu hút FDI của vùng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 114 - 116)

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

3.2.1.Định hướng thu hút FDI của vùng

Vốn FDI là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế của Vùng nói riêng, cần được tiếp tục khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, xây dựng kết cấu hạ tầng …

Thời gian qua, nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trong giai đoạn 2000 – 2007, vùng đã thu hút được 26.994 triệu USD. Tỷ trọng khu vực FDI của vùng chiếm khoảng từ 35 – 40% của GDP, chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng và khoảng 30% giá trị xuất khẩu. Năm 2008, vùng đã thu hút được 26.269 triệu USD tăng gấp 2,8 lần so với năm 2007 và chiếm khoảng 97,3% so với tổng vốn thu hút được từ năm 2000 – 2007. Trong sáu tháng đầu năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vùng vẫn thu hút được 7.883 triệu USD trong tổng số

8.871,05 triệu USD chiếm 88,9% lượng vốn đầu tư của cả nước. Điều đó đã cho thấy sự tin cậy ngày càng cao của các đối tác khi đầu tư vào VKTTĐPN. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào vùng trong thời gian tới.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phát triển ổn định hơn và đạt hiệu quả cao hơn đặc biệt là về chất lượng. Từ năm 2000

đến năm 2008, trong vòng 9 năm vùng đã thu hút được 53.263 triệu USD. Vậy bình quân mỗi năm vùng thu hút được 5.918,1 triệu USD. Nếu tính theo mức bình quân này thì trong vòng 10 năm tiếp theo vùng sẽ thu hút được khoảng 59.181 triệu USD. Tuy nhiên, với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nguồn vốn đầu tư

vào Việt Nam nói chung và vùng nói riêng sẽ có nhiều giảm sút. Vì thế, trong giai

đoạn từ nay đến 2020 dự báo vốn FDI vào vùng khoảng 55 tỉ USD, bình quân mỗi năm đạt khoảng 5 tỉ USD. Giữ vững tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp của khu vực FDI trong tổng GDP của vùng luôn trên 30%, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng. Góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và phát huy thế mạnh để nâng cao tốc độ tăng trưởng sau khủng hoảng. Để

thời kỳ 2011 – 2020, tốc độ tăng trưởng của vùng gấp khoảng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỉ lệ đóng góp của vùng vào GDP của cả nước lên khoảng 43 – 44% năm 2020.

Định hướng thu hút vốn FDI trong một số ngành

Công nghiệp và xây dựng

Tập trung thu hút đầu tư lấp đầy các KCN, KCX, KCNC đã được chính phủ phê duyệt. Đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học,… chú trọng các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn từ

các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản).

Khuyến khích DN FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng bằng các phương thức thích hợp như BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, viễn thông, hệ thống cấp thoát nước … nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.

Khuyến khích thu hút ĐTNN vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí

đầu vào về nguyên, phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Thúc đẩy ngành công nghiệp phụ

trợ phát triển.

Dịch vụ

Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng – tài chính, dịch vụ vận tải, bưu chính – viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch và các lĩnh vực dịch vụ

khác.

Nông – Lâm – Thủy sản

Thu hút FDI theo hướng tập trung vào các dự án nuôi trồng và chế biến nông – lâm - thủy sản xuất khẩu theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đổi mới thiết bị các xưởng chế biến nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 114 - 116)