Chuyển dịch theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 83 - 91)

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

2.2.2.2. Chuyển dịch theo lãnh thổ

Giai đoạn 1996 – 2000:

Nhìn chung số lượng dự án FDI vào VKTTĐPN năm 2000 gia tăng so với năm 1996. Tuy nhiên, lượng dự án này phân bố không đều theo lãnh thổ. Số lượng dự án tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tính đến năm 2000 thì Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương có 172 dự án trong tổng số 259 dự án của toàn vùng chiếm 66,4% trong tổng số dự án của vùng. Do Bình Dương có vị trí tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh, có điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng tương đối đồng bộ, có chính sách thu hút vốn FDI và công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả.

Bảng 2.14: Cơ cấu dự án và vốn FDI còn hiệu lực của VKTTĐPN giai đoạn 1996 – 2000

1996 2000

Số dự án Vốn đầu tư Dự án Vốn đầu tư

Dự án % Triệu USD % Dự án % Triệu USD %

TP. Hồ Chí Minh 91 56,52 1.269,4 57,52 113 43,63 244,2 10,11

Đồng Nai - - - - 32 12,36 113,5 4,70

Bình Dương 52 32,30 615,6 27,89 59 22,78 272.7 11,29

Bà Rịa Vũng Tàu 18 11,18 322 14,59 55 21,24 1.785 73,90

VKTTĐPN 161 100.00 2.207 100.00 259 100.00 2.415,4 100.00

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành trong vùng năm 1996, 2000

Giai đoạn 1996 - 2000, cơ cấu dự án đầu tưở VKTTĐPN chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng dự án ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và tăng tỷ

trọng dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Cơ cấu dự án đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu tăng liên tục, năm 2000 số lượng dự án đã tăng gấp 3,1 lần năm 1996 chiếm 21,2% trong tổng số dự án của vùng. Trong khi đó năm 1997 và 1998, các tỉnh thành còn lại đều bị giảm số lượng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.

Hình 2.14: Biu đồ th hin cơ cu d án FDI các tnh trong vùng KTTĐPN giai đon 1996 - 2000

Trong giai đoạn 1996 – 2000, số dự án của vùng tăng liên tục nhưng vốn đăng ký thì tăng không đáng kể hoặc giảm so với năm trước. Ví dụ: năm 1998 vốn đầu tư đăng ký đã giảm 356 triệu USD so với năm 1997, năm 2000 giảm 252 triệu USD so với năm 1999. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư của vùng trong giai đoạn này có qui mô vừa và nhỏ. Hình 2.15: Biu đồ th hin cơ cu vn FDI các tnh trong VKTTĐPN giai đon 1996 - 2000 56.5 32.3 11.2 35.7 26 25.5 12.8 41.6 13.3 24.7 20.5 41.7 6.9 30.7 20.6 43.6 12.4 22.8 21.2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1996 1997 1998 1999 2000 Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Dương Đồng Nai TP. Hồ Chí Minh Năm 57.5 27.9 14.6 33.6 22.5 13.1 30.8 29.1 4.8 11.6 54.5 22.6 2.1 14.4 60.8 10.1 4.7 11.3 73.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1996 1997 1998 1999 2000 Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Dương Đồng Nai TP. Hồ Chí Minh Năm

Trong giai đoạn 1996 – 2000, cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch tỉ lệ thuận với sự chuyển dịch của cơ cấu về dự án. Xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư cũng giảm ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai vì nhiều dự án được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính; tăng tỷ trọng vốn đầu tưở Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2000, Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm ưu thế nhất với 73,9% tổng vốn đầu tư toàn vùng tăng gấp 4,1 lần so với năm 1996 do lượng vốn đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào ngành khai thác dầu khí nên việc nhập các thiết bị, công nghệ tiên tiến có giá trị cao dẫn đến vốn bình quân của các dự án cũng cao.

Giai đoạn 2001 – 2005

Giai đoạn 2001 – 2005, vùng có sự mở rộng diện tích ra các tỉnh lân cận bao gồm Bình Phước, Tây Ninh, Long An (2004) và Tiền Giang (2005). Tuy số lượng dự án của vùng trong giai đoạn này vẫn tăng liên tục qua các năm nhưng chủ yếu tập trung vào bốn tỉnh, thành bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bốn tỉnh, thành này vẫn giữ vị trí, vai trò động lực của vùng và cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút vốn đầu tư

nước ngoài nên ngay từ khi mới thành lập đã được gọi là vùng động lực tăng trưởng.

Bảng 2.15: Cơ cấu dự án và vốn FDI còn hiệu lực giai đoạn 2001 – 2005 của VKTTĐPN

2001 2005

Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư

Dự án % Triệu USD % Dự án % Triệu USD %

TP. Hồ Chí Minh 169 41,73 705 18,22 309 41,93 639 11,47 Đồng Nai 54 13,33 732 18,91 103 13,98 558 10,02 Bình Dương 95 23,46 264,6 6,84 148 20,08 279,8 5,02 Bà Rịa Vũng Tàu 65 16,05 2.110 54,52 118 16,01 3.904 70,09 Vùng động lực tăng trưởng 383 94,57 3.811,6 98,49 678 91,99 5.380,8 96.61 Bình Phước 1 0,25 1,5 0,04 7 0,95 17,8 0,32 Tây Ninh 12 2,96 18,6 0,48 32 4,34 59,7 1,07 Long An 8 1,98 37,3 0,96 19 2,58 89,5 1,61 Tiền Giang 1 0,25 1 0,03 1 0,14 21,9 0,39 VKTTĐPN 405 100,00 3.870 100,00 737 100,00 5.569,7 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành của VKTTĐPN năm 2001, 2005

Năm 2001, vùng động lực tăng trưởng thu hút được 383/405 dự án và 3.811,6/3.870 triệu USD chiếm 94,57% số dự án và 98,49% lượng vốn đầu tư toàn vùng.

Năm 2005, vùng động lực tăng trưởng thu hút được 678/737 dự án và 5.380,8/5569,7 triệu USD chiếm 91,99% số dự án và 96,61% lượng vốn đầu tư toàn vùng.

Năm 2005 so với năm 2001, vùng động lực tăng trưởng giảm 3,58% số dự án và 1,88% lượng vốn đầu tư, bốn tỉnh thành còn lại tăng lên với tỷ trọng tương ứng. Tuy trong giai đoạn này số dự án và vốn đầu tư tại vùng động lực tăng trưởng có xu hướng giảm nhưng bốn tỉnh, thành này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dự án, cơ cấu vốn đầu tư của vùng. Cụ thể vùng động lực tăng tưởng luôn chiếm trên 90% số lượng dự án và trên 95% lượng vốn đầu tư của toàn vùng.

TP. Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm của vùng nên có sức hút rất lớn đối với các dự án đầu tư và có sức ảnh hưởng rất lớn đến các tỉnh trong vùng nhất là các

tỉnh lân cận. Cụ thể là đối với các tỉnh có khu công nghiệp tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh vì cơ sở hạ tầng kĩ thuật và vị trí thuận lợi của các khu công nghiệp chính là nơi thu hút nhiều nhất các dự án và vốn đầu tư nước ngoài.

Hình 2.16 : Sơđồ v trí mt s khu công nghip và cm khu công nghip ca VKTTĐPN (Nguồn: www tuoitre.com.vn)

Giai đoạn 2001 – 2005, bên cạnh tứ giác tăng trưởng, hai tỉnh Tây Ninh và Long An do có vị trí tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh nên có lợi thế hơn Bình Phước và Tiền Giang trong việc thu hút các dự án và vốn FDI. Vì thế trong giai đoạn này, Tây Ninh và Long An đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu dự án và vốn đầu tư. Cụ thể năm 2005, Tây Ninh và Long An tăng lần lượt là 1,38%; 0,59% số dự án và 0,59%; 0,65% vốn đầu tư của toàn vùng.

Năm 2006 và 2007 Bảng 2.16: Cơ cấu dự án và vốn FDI còn hiệu lực năm 2006, 2007 của VKTTĐPN 2006 2007 Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư

Dự án % Triệu USD % Dự án % Triệu USD % TP. Hồ Chí Minh 281 36,73 2.221,5 23,70 492 41,45 2.353,3 17,94 Đồng Nai 94 12,29 502,6 5,36 137 11,54 1.703,9 12,99 Bình Dương 181 23,66 361,5 3,86 242 20,39 430,3 3,28 Bà Rịa Vũng Tàu 146 19,08 602,0 64,24 196 16,51 7595,0 57,90 Vùng động lc tăng trưởng 702 91,76 9.106,6 97,17 1.067 89,89 1,208.5 92,10 Bình Phước 11 1,44 25,2 0,27 13 1,10 30,0 0,23 Tây Ninh 20 2,61 57,0 0,61 30 2,53 98,9 0,75 Long An 30 3,92 178,1 1,90 71 5,98 890,4 6,79 Tiền Giang 2 0,26 5,3 0,06 6 0,51 16,7 0,13 VKTTĐPN 765 100,00 9.372,2 100,00 1.187 100,00 13.118,5 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành của VKTTĐPN năm 2006, 2007

Năm 2006 và 2007, cơ cấu dự án và vốn đầu tư vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng về dự án và vốn đầu tưở vùng động lực tăng trưởng đồng thời tăng tỷ trọng này ở bốn tỉnh thành còn lại. Cụ thể năm 2007, cơ cấu dự án của vùng

động lực tăng trưởng giảm 1,87% so với năm 2006 từ 91,76% xuống còn 89,89%; cơ cấu vốn đầu tư cũng giảm 5,07% từ 97,17% xuống còn 92,10%. Tuy nhiên trong giai đoạn này, vùng động lực tăng trưởng vẫn chiếm ưu thế trong việc thu hút FDI của vùng đã thu hút được trên 85% dự án và vốn đầu tư của toàn vùng. Năm 2007, vùng động lực tăng trưởng thu hút được 1067/1187 dự án và 12082,5/13118,5 triệu USD vốn đầu tư chiếm 89,89% số lượng dự án và 92,10% tổng vốn đầu tư của toàn vùng.

Trong bốn tỉnh mới gia nhập sau thì Long An có cơ cấu dự án tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, Long An có 71 dự án chiếm 5,98% cao hơn gấp 2 lần so với Tây Ninh, gấp 5 lần so với Bình Phước và gấp 10 lần so với Tiền Giang do Long

An có vị trí giáp ranh với Thành Phố Hồ Chí Minh, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt

đủđiều kiện để thu hút vốn đầu tư quá tải từ các ngành công nghiệp của Thành phố

Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giữa Long An và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những liên kết trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như thu hút FDI nói riêng.

Vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2007, nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2005, lượng vốn FDI đăng ký của toàn vùng đạt 5.570 triệu USD tăng gấp 1,44 lần so với năm 2001. Năm 2007, tổng lượng vốn đăng ký của vùng đạt 13.118 triệu USD tăng gấp 2,4 lần năm 2005. Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu trong thu hút vốn đạt 3.904 triệu USD chiếm 70,9% năm 2005, và 7.595 triệu USD chiếm 57,9% năm 2007. Tuy lượng vốn đầu tư vào tỉnh có sự biến động qua các năm nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chiếm trên 50% lượng vốn đầu tư của vùng trong giai đoạn 2001 – 2007.

Tương đồng với dự án đầu tư, lượng vốn đầu tư vào vùng động lực tăng trưởng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đăng ký của toàn vùng. Năm 2007, vùng động lực tăng trưởng này thu hút được 12.082 triệu USD trong tổng số 13.118 triệu USD chiếm 92,1% trong tổng số vốn đầu tư của toàn vùng. Các tỉnh còn lại chỉ thu hút

được 1.036 triệu USD chiếm 7,9% trong tổng vốn thu hút của toàn vùng.

Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư vẫn tập trung cao tại vùng động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, lượng vốn này đã có sự chuyển dịch từ vùng động lực tăng trưởng sang bốn tỉnh còn lại của vùng. Năm 2001, vùng động lực tăng trưởng chiếm 98,5% giảm xuống còn 92,1% năm 2007 và tỉ trọng của bốn tỉnh còn lại tăng lên tương ứng từ

Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 Bảng 2.17 : Cơ cấu dự án và vốn đầu tưđược cấp mới năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 2008 6 tháng đầu năm 2009 Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư

Dự án % Triệu USD % Dự án % Triệu USD % TP. Hồ Chí Minh 544 43,73 9190 34,98 169 68,42 923,1 11,71 Đồng Nai 131 10,53 2.369,3 9,02 9 3,64 50,3 0,64 Bình Dương 392 31,51 2.243,7 8,54 41 16,60 328,4 4,17 Bà Rịa Vũng Tàu 61 4,90 11.358,6 43,24 9 3,64 6.456,1 81,89 Vùng động lc Tăng trưởng 1128 90,68 25.161,6 95,78 228 92,31 7.757,9 98,41 Bình Phước 1 0,08 1 0,00 3 1,21 100,5 1,27 Tây Ninh 35 2,81 133,9 0,51 1 0,40 0,7 0,01 Long An 78 6,27 921,7 3,51 15 6,07 24,31 0,31 Tiền Giang 2 0,16 51,2 0,19 0 0,00 0 0,00 VKTTĐPN 1244 100,00 26.269,4 100,00 247 100,00 7883.41 100,00

Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2008, 6 tháng đầu năm 2009

Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, chịu sựảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì thế các đối tác đầu tư có sự chọn lọc địa bàn đầu tư nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế, vượt qua khủng hoảng và phát triển mạnh trong thời kỳ hậu khủng hoảng nên cơ cấu dự án và vốn đầu tư vào vùng đã có sự chuyển biến mới. Cơ cấu dự án và vốn đầu tư trong giai đoạn này có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở vùng động lực tăng trưởng và giảm tỷ trọng ở bốn tỉnh còn lại. Điều đó chứng tỏ vùng động lực tăng trưởng của VKTTĐPN đã tạo được sự tin cậy lớn cho các đối tác đầu tư trong thời gian qua.

Năm 2008, vùng động lực tăng trưởng thu hút được 1128/1244 dự án chiếm 90,68% tỷ trọng dự án của toàn vùng tăng 0,79% so với năm 2007 và 25161,6/26.269,4 triệu USD chiếm 95,78% tỷ trọng vốn đầu tư của toàn vùng tăng 3,68% so với năm 2007.

Sáu tháng đầu năm 2009, cơ cấu dự án và vốn đầu tư của vùng động lực tăng trưởng tiếp tục tăng lần lượt là 1,63% và 2,63% so với năm 2008 (trong đó cơ cấu vốn đầu tư của Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm ưu thế với 81,89%).

Bốn tỉnh còn lại giảm tỷ trọng tương ứng (Nhờ sự cải cách hành chính và công tác xúc tiến đầu tư mà Bình Phước đã có sự tiến bộ vượt bật với 1,27% vốn đầu tư

vượt Tây Ninh 1,26% và Long An 0,96%, riêng Tiền Giang có số lượng KCN ít, xa trung tâm của vùng nên trong thời kỳ này đã không thu hút được dự án đầu tư nào) .

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)