0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Chuyển dịch theo ngành

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 76 -83 )

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

2.2.2.1. Chuyển dịch theo ngành

Nhìn chung, tại VKTTĐPN các ngành đều thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng dự án của các ngành kinh tếđều tăng qua các năm. Tuy nhiên, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp chỉ thu hút được tỉ lệ rất thấp trong cơ cấu dự án và vốn đăng ký của vùng.

Bảng 2.12: Số dự án và vốn đăng ký vào các ngành kinh tế tại VKTTĐPN tính đến năm 1999, 2001, 2005, 2007

(Đơn vị: Dự án;VĐK : triệu USD)

1999 2001 2005 2007 DA* VĐK** DA VĐK DA VĐK DA VĐK Nông - lâm - thủy sản 24 3.860,3 26 159,6 54 254,5 57 272,7 Cơ cu (%) 1,8 20.8 1,4 0,8 1,3 0,8 1,0 0,6 Công nghiệp 1.022 8.002,6 1.482 11.608,3 3186 21.453,3 4271 32.935,0 Xây dựng 38 564,5 40 528,8 77 699,7 197 956,7

Công nghiệp - Xây dựng 1060 8567,1 1.522 12.137,1 3263 22.153,0 4468 33.891,7

Cơ cu (%) 77,9 46,3 80,6 64,3 79,8 73,0 77,2 70,2 Khách sạn - Nhà hàng 50 1698,5 48 1743,0 67 1.892,5 97 2.407,6 Vận tải - Bưu điện 43 1105,9 49 1398,8 108 2.234,1 161 2.339,5 Tài chính - tín dụng - - 22 267,0 34 553,3 39 649,8 Bất động sản - - 170 2384,0 430 2.067,0 751 4.258,3 Giáo dục - Y tế - Văn hóa 1 28,2 4 82,6 87 817,7 106 1.225,6 Cá nhân - Cộng đồng - - - - 9 12,6 19 15,0 Dịch vụkhác 182 3.255,4 48 703,6 39 345,3 91 3.205,4 Dịch vụ 276 6.088,1 341 6579,0 774 7.922,5 1264 14.101,2 Cơ cu (%) 20.3 32,9 18,0 34,9 18,9 26,2 21,8 29,2 TỔNG CỘNG 1.360 18.515,4 1.889 18.875,7 4.091 30.330,0 5789 48.265,6 Cơ cu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Cục thống kê - Niên giám thống kê các tỉnh, thành của Vùng năm 1999, 2001, 2005, 2007

Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư của vùng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản và dịch vụ, tăng tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn sự chuyển dịch của các ngành có sự thay đổi.

Giai đoạn 1999 – 2001

Cơ cấu dự án của ngành nông – lâm – thủy sản và dịch vụ có xu hướng giảm, cơ

cấu dự án của ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2001, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 80,6% tổng số dự án của vùng tăng 2,7% so với 1999. Tương ứng với sự gia tăng tỷ trọng dự án của ngành này là sự giảm sút tỷ trọng dự án của hai ngành còn lại, cụ thể năm 2001 ngành nông - lâm - thủy sản giảm 0,4%, ngành dịch vụ giảm 2,3% so với năm 1999.

Hình 2.10 : Biu đồ th hin cơ cu vn đầu tư theo ngành ca VKTTĐPN năm 1999 và 2001

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành của vùng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng vốn đầu tư trong ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngành dịch vụ. Cụ thể trong giai đoạn này nông nghiệp giảm 20%, công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 2% . Trong giai đoạn này vốn đầu tư

tập trung vào ngành công nghiệp xây dựng đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

20.8%32.9% 32.9% 46.3% Nông - lâm - Thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 64.3% 34.9% 0.8% Năm 1999 Năm 2001

Giai đoạn 2001 – 2005

Hình 2.11 : Biu đồ th hin cơ cu vn đầu tư theo ngành ca VKTTĐPN năm 2001 và 2005

Cơ cấu dự án theo ngành của vùng trong giai đoạn này chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ở ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và tăng tỷ

trọng của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư không có sự thay đổi trong ngành nông - lâm - thủy sản; gia tăng trong ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng trong ngành dịch vụ. Cụ thể năm 2005, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 8,7% từ

64,3% lên 73,0% so với năm 2001 và tỷ trọng vốn đầu tư của ngành dịch vụ giảm tương ứng từ 34,9% năm 2001 xuống còn 26,2% năm 2005. Do điều kiện các KCN của vùng trong giai đoạn này cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Việc đầu tư vào các ngành công nghiệp cũng rất đa dạng thu hút được nhiều đối tác có nhu cầu đầu tư khác nhau vào đầu tư tại VKTTĐPN.

Giai đoạn 2005 - 2007

Trong giai đoạn này cơ cấu theo ngành của vùng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cả dự án lẫn vốn đầu tư. Sự chuyển dịch này phù hợp với quá trình CNH, HĐH của vùng cũng như cả nước. Cụ thể năm 2007, ngành dịch vụ tăng 0.8% 34.9% 64.3% Nông - lâm - Thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 70.0% 26.2% 0.8% Năm 2001 Năm 2005

2,9% tỷ trọng về dự án và 3,0% tỷ trọng vốn đầu tư trong khi đó hai ngành còn lại giảm với tỷ trọng tương ứng.

Từ năm 2001 – 2007, có sự xuất hiện của ngành tài chính tín dụng và kinh doanh bất động sản đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó ngành kinh doanh bất động sản tăng nhanh, giai đoạn từ 2001 – 2005 số lượng dự án của ngành này tăng gấp 2,5 lần và từ 2005 – 2007 số lượng dự án cũng tăng lên gấp 1,7 lần.

Hình 2.12 : Biu đồ cơ cu d án đầu tư theo ngành ca VKTTĐPN năm 1999, 2001, 2005, 2007

Ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều biến chuyển trong thời gian qua, tuy có xu hướng giảm nhưng ngành vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế. Nước ta đang tiến hành quá trình CNH, HĐH đất nước nên việc chú trọng phát triển ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là tất yếu. Thời gian qua, các tỉnh, thành trong vùng thu hút được vốn FDI trong công nghiệp rất đa dạng trong đó bao gồm công nghiệp khai thác (chủ

yếu tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh, năm 2007 ngành có tốc độ

tăng trưởng đạt 9,08%), công nghiệp chế biến được sự chú ý của các nhà đầu tư, là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn trên 20%, năm 2007 riêng tứ vùng động lực tăng trưởng có tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 22,22% (bao gồm các ngành:

1.877.9 77.9 20.3 1.4 80.6 18.1 1.3 79.8 18.9 1 77.2 21.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1999 2001 2005 2007 Dịch vụ Công nghiệp - Xây dựng Nông -Lâm - Thủy sản Năm

sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản phẩm dệt; sản xuất trang phục; da, giả da, chế

biển gỗ và lâm sản; hoá chất, các sản phẩm từ hoá chất; cao su, plastic; sản phẩm từ

chất khoáng kim loại, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng và máy tính, thiết bị điện, điện tử…) và ngành sản xuất, phân phối điện nước (tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, năm 2007 đạt 1,88%).

Năm 2007, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 77,2% số dự án và 70,2% số

vốn đăng ký của vùng.

Cơ cấu vốn đầu tư của ngành dịch vụ có xu hướng chuyển dịch tốt, tăng từ

26,1% năm 2005 lên 29,2% năm 2007.

Hình 2.13: Biu đồ cơ cu vn đầu tư theo ngành ca VKTTĐPN năm 1999, 2001, 2005, 2007

Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành của VKTTĐPN giai đoạn 1999 - 2005, có xu hướng giảm tỷ trọng trong ngành nông - lâm - thủy sản và dịch vụ; tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp - xây dựng đặc biệt là các ngành công nghệ cao do chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của các tỉnh thành trong vùng. Giai đoạn 2005 - 2007, cơ cấu này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ

(đặc biệt trong các lĩnh vực khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng và kinh doanh bất động sản – Ví dụ như dự án 100% vốn đầu tư của Tập đoàn TNHH Winvest Investment Hoa Kỳ đầu tư 300 triệu USD để xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5

20.846.3 46.3 32.9 0.8 64.3 34.9 0.8 73.1 26.1 0.6 70.2 29.2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1999 2001 2005 2007 Dịch vụ Công nghiệp - Xây dựng Nông -Lâm - Thủy sản Năm

sao và khu giải trí tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006) và giảm tỷ trọng trong hai ngành còn lại. Tuy nhiên ngành công nghiệp của vùng trong giai đoạn này đã thu hút được các dự án vào công nghiệp có trình độ công nghệ cao như công nghiệp

điện tử và cơ sở hạ tầng như xây dựng cảng biển (ở TP. Hồ Chí Minh thu hút được 1 tỉ USD của Hoa Kỳ cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của công ty Intel Việt Nam thuộc khu công nghệ cao và 249 triệu USD cho công ty Container Trung tâm Sài Sòn năm 2006). Ngành nông – lâm – thủy sản thu hút vốn đầu tư

theo hướng có sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến. So với năm 1999, tỷ trọng ngành này có vốn FDI đăng ký của vùng giảm từ 20,8% xuống 0,8% năm 2001 và 2005, con số này tiếp tục giảm xuống còn 0,6% năm 2007 do ngành này phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có nhiều rủi ro và thu hồi vốn chậm nên chưa thật sự hấp dẫn để

thu hút các nhà đầu tư.

Bảng 2.13: Giá trị sản xuất một số ngành của khu vực FDI vùng KTTĐPN giai đoạn 2000 – 2007 (Đơn vị: Tỉ đồng) NĂM GTSX NGÀNH CN GTSX NGÀNH XÂY DỰNG GTSX TM KS - NH GTSX NGÀNH VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN 2000 91.141 710 289 2.422 2001 141.704 600 552 2.360 2002 162.181 2.168 726 2.841 2003 203.677 4.448 1.031 3.070 2004 277.341 6.759 1.219 3.879 2005 348.858 7.813 1.890 5.434 2006 434.029 7.944 2.767 4.997 2007 502.464 8.276 3.643 4.388

Nguồn: Cục thống kê – Niên giám thống kê các tỉnh, thành năm 2000 - 2007

Nhìn chung giá trị sản xuất của khu vực FDI trong các ngành kinh tế tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2005. Từ 2005 - 2007, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại – khách sạn – nhà hàng tăng, ngành vận tải và bưu điện có xu hướng giảm.

Năm 2005 giá trị sản xuất của các ngành thuộc khu vực FDI đều tăng so với năm 2000, trong đó giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng cao nhất. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 348.858 tỉ đồng tăng gấp 3,83 lần so với năm 2000, giá trị

sản xuất ngành xây dựng đạt 7.813 tỉ đồng tăng gấp 11 lần so với năm 2000, giá trị

sản xuất ngành thương mại – khách sạn – nhà hàng đạt 1.890 tỉ đồng tăng gấp 6,54 lần so với năm 2000, giá trị sản xuất ngành vận tải và bưu điện đạt 5.434 tỉ đồng tăng gấp 2,24 lần so với năm 2000.

Năm 2007, Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 502.464 tỉđồng tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 8.276 tỉ đồng tăng gấp 1,06 lần so với năm 2005, giá trị sản xuất ngành thương mại – khách sạn – nhà hàng

đạt 3.643 tỉ đồng tăng gấp 1,93 lần so với năm 2005, giá trị sản xuất ngành vận tải và bưu điện đạt 4.388 tỉđồng giảm 0,2 lần so với năm 2005. Do FDI trong giai đoạn này tập trung vào lĩnh vực bất động sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Năm 2008 và 2009, các dự án đầu tư của vùng tập trung nhiều vào kinh doanh bất động sản và dịch vụ lưu trú, ăn uống. Năm 2008, Bình Dương có hai dự án đang triển khai rất nhanh là dự án khu đô thị sinh thái Ecolake (Công ty Becamex liên doanh với một công ty Malaysia) vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD, và dự án khu

đô thị The Canary (của Tập đoàn bất động sản Guocoland, Singapore), vốn đầu tư

58 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2009, kinh doanh bất động sản và dịch vụ lưu trú,

ăn uống đã chiếm phần lớn lượng vốn đầu tư của toàn vùng với dự án khu đô thị

mới Tóc Tiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu (vốn đăng ký 600 triệu USD), Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vốn thêm 3,8 tỷ USD. Trong tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào TPHCM 6 tháng đầu năm có đến 65,6% tập trung vào bất động sản. Điều này có thể khiến thị trường bất động sản của vùng

nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng “ấm” lên nhưng lại là dấu hiệu của sựđầu tư thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 76 -83 )

×